Đơn kiện nhằm vào quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc tạm dừng chương trình Hành động Trì hoãn đối với Trẻ em Nhập cư từ nhỏ (DACA).
DACA là chính sách di trú được áp dụng hồi tháng 6/2012, cho phép những người nhập cảnh bất hợp pháp vào Mỹ trước năm 16 tuổi được tạm hoãn trục xuất và cấp giấy phép làm việc có thể tái tục trong thời gian 2 năm. Đương đơn phải dưới 31 tuổi vào ngày 15/6/2012, sống liên tục tại Mỹ từ ngày 15/6/2007, hoàn thành trung học, không phạm tội nghiêm trọng trong thời gian lưu trú. DACA đã giúp gần 800.000 thanh niên, phần lớn tới từ Mexico và các nước Mỹ Latin, đang có thể làm việc một cách hợp pháp ở Mỹ.
Theo Reuters, một nhóm gồm các chưởng lý thuộc Đảng Dân chủ đã tiến hành vụ kiện này, với mục đích chặn quyết định của Tổng thống Trump Trump và duy trì DACA (còn có tên là chính sách cho những "kẻ mộng mơ").
|
Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Time. |
Theo đơn kiện, nền kinh tế các bang sẽ gánh thiệt hại nếu những người nhập cư thuộc diện DACA không còn được nhận hưởng chương trình này.
Đơn kiện còn nêu rằng, quyết định của Nhà Trắng “ít nhất một phần có động cơ phân biệt đối xử” đối với người nhập cư Mexico.
Chưởng lý Eric Schneiderman thuộc bang New York nói rằng, bang này hiện có 42.000 người tham gia DACA. Theo ông Schneiderman, việc chấm dứt chương trình gây nên “thiệt hại to lớn về kinh tế” cho New York.
Bộ Tư pháp Mỹ khẳng định, DACA được thực thi theo một sắc lệnh của cựu Tổng thống Obama chứ không do Quốc hội Mỹ thông qua.
Theo AP, các bang, khu vực tham gia gửi đơn kiện chính phủ Mỹ về DACA bao gồm New York, Massachusetts, Washington, Connecticut, Delaware, Đặc khu Columbia, Hawaii, Illinois, Iowa, New Mexico, Bắc Carolina, Oregon, Pennsylvania, Rhode Island, Vermont và Virginia.
Hôm 5/9, ông Trump đã tuyên bố chấm dứt chương trình DACA được duy trì 5 năm qua.
CNN dẫn lời chuyên gia về di trú David Bier của Viện Cato tiết lộ, nếu chính quyền đồng ý cho đối tượng ở lại làm việc cho tới khi hết hạn giấy phép thì vẫn còn 110.652 người đối mặt nguy cơ trục xuất trong năm 2017, 404.000 người vào năm 2018 và 275.500 người phải rời Mỹ trong 2 năm sau.
(Theo Reuters/