(ĐSPL) – Hiện tượng ợ nóng ở bà bầu là do progesterone, hoóc môn làm thư giãn các cơ bắp trong thời kỳ mang thai, đồng thời cũng làm giãn van dạ dày khiến axit trào vào thực quản.
Ngoài nguyên nhân trên thì khi tử cung phát triển lớn dần cũng tác động vào dạ dày, chèn ép nó khiến axit trào ngược lên thực quản tạo thành chứng ợ nóng rất khó chịu.
Bà Adrienne Einarson, RN, trợ lý giám đốc dịch vụ lâm sàng tại Motherisk, một chương trình hoạt động ở Toronto (Canada) chuyên nghiên cứu những ảnh hưởng của phơi nhiễm trước khi sinh đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi nói: "Phụ nữ mang thai thực sự không cần phải chịu đau khổ với chứng ợ nóng nữa", chỉ cần bạn áp dụng những cách sau:
Ăn nhiều bữa nhỏ
Nếu bạn đang bị ốm nghén, ăn uống khó khăn, mỗi lần chỉ được một chút, vậy thì chẳng có vấn đề gì. Nhưng nếu bạn không ốm nghén, lại thấy ngon miêng thì cũng nên tránh ăn quá nhiều. Đừng ăn cho đến khi thấy no, chỉ nên ăn đến lửng dạ là được.
Dù là bạn không mang thai, thì bụng quá đầy cũng có thể gây ra chứng ợ nóng. Thay vì ăn 3 bữa chính mỗi ngày, hãy thử chia nhỏ chúng ra thành 5 hay 6 bữa nhỏ.
Ăn chậm lại
Nhai nuốt xuống thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ợ nóng và khó tiêu. Do vậy, bạn hãy cố gắng thư giãn và thưởng thức bữa ăn của mình theo kiểu “Nhai kĩ nuốt chậm”, không chỉ giảm ợ nóng mà còn giúp bạn tránh ăn quá nhiều.
Uống nước
Thay vì uống một ly sữa lớn vào bữa ăn tối, tốt hơn là bạn hãy nhấm nháp một ly nước lọc trong suốt bữa ăn.
Hãy cố gắng uống nước mỗi khi bạn nuốt gì đó vào bụng chứ không phải chỉ trong các bữa ăn chính thức.
Ngồi hoặc đứng sau bữa ăn
Sau khi ăn, hãy đi dạo nhàn nhã, làm một ít việc nhà nhẹ nhàng hoặc ngồi xuống và đọc một cuốn sách, chỉ miễn không nằm xuống hay làm bất cứ điều gì mà khiến bạn phải cúi người xuống là được. Bởi cả 2 tư thế trên sẽ khiến axit da dày trào ngược lên thực quản.
Không ăn trước khi đi ngủ
Một bữa ăn thịnh soạn sau đó là lên giường chính là công thức cho ra đời nhưng cơn ợ nóng. Ông Joel Richter, MD, giám đốc bộ phận của khoa tiêu hóa và dinh dưỡng thuộc trung tâm bệnh thực quản tại Đại học Nam Florida, ở Tampa, người đã nghiên cứu chứng ợ nóng khi mang thai, đề nghị bà bầu nên cố gắng không ăn ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ.
Ngay cả uống bạn cũng nên tránh ít nhất vài giờ trước khi đi ngủ.
Hãy giữ cho đầu và ngực cao lên vào ban đêm
Nhiều người hay bị trào ngược axit thực quản luôn phải đi ngủ với chiếc gối riêng, nâng cao phần thân trên để giữ cho axit dạ dày không bị trào ngược.
Nếu không có chiếc gối đặc biệt đó cũng chẳng sao, đơn giản bạn chỉ cần kê chiếc giường cho phần đầu cao lên là được.
Tự biết khẩu vị của mình
Chất béo, cà phê, sô cô la, cam quýt… là những thứ thường khiến phụ nữ mang thai bị ợ nóng đã được khuyên là không nên ăn cùng nhau hay tách rời. Nhưng có thứ người này ăn thì bị ợ nóng mà người khác lại không.
Do vậy, thay vì nói với bệnh nhân đang mang thai tránh đi một vài loại thực phẩm cụ thể, Tiến sĩ Richter chỉ khuyên họ nên tránh xa những loại mà sau khi ăn xong họ tháy bị ợ nóng nhiều.
Cơ địa mỗi người khác nhau nên đôi khi bạn có thể gặp một bà bầu ăn những món cay hay đĩa mì kèm thịt viên to vật mà chẳng có phản ứng xấu nào.
Mặc quần áo rộng rãi, phù hợp
Mặc quần áo chật chỉ sẽ gây áp lực lên cái bụng vốn đã rất chật chội của bạn, và có thể có thể làm trầm trọng thêm chứng trào ngược axit thực quản.
Hãy lựa chọn những bộ rộng rãi phù hợp cho bà bầu nhất là nếu bạn đang phải chịu chứng ợ nóng khó chịu.
Hãy thử dùng gừng
Một số phụ nữ thấy rằng dùng gừng hoặc ngậm kẹo gừng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu trong bụng.
Loại gia vị này còn giúp chống những cơn buồn nôn và ói mửa, thường đi đi kèm với chứng ợ nóng.
Mặc dù không có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy gừng có tác dụng chống lại được những khó chịu phiền não khi mang thai, nhưng hiển nhiên là nó an toàn và nếu bạn thấy có tác dụng tốt với bản thân thì cứ yên tâm mà dùng.
Dùng thuốc kháng acid
Nếu việc thay đổi lối sống thói quen vẫn không cắt được chứng ợ nóng, vậy chỉ một liều thuốc kháng axit là có thể giải quyết chúng ngay tắp lự.
Thuốc kháng acid có chứa canxi hoặc magiê được coi là an toàn cho bà mẹ mang thai sử dụng. Trên thực tế, lượng canxi bổ sung có trong thuốc kháng acid như Tums chẳng hạn còn rất tốt cho bà mẹ và em bé.
Nhưng nên tránh dùng các loại thuốc kháng acid có chứa nhôm, vì nó có thể gây ra táo bón và có độc nếu ở liều cao. Còn những loại có chứa natri bicarbonate (baking soda) thì lại có thể gây sưng tấy.
Xem xét việc dùng thuốc chặn H2
Nếu ngay cả thuốc kháng acid cũng không ăn thua, vậy hãy thử loại thuốc mạnh hơn.
Lựa chọn đầu tiên của bạn là loại thuốc chặn H2 như Tagamet hoặc Zantac, những loại thuốc ngăn chặn tiết dịch axit dạ dày. Trên thị trường có khoảng 4 loại thuốc chặn H2 bán không cần toa và đều được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên dù sao đó cũng là thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Thuốc ức chế sản proton
Đây là giải pháp cuối cùng khi tất cả các loại thuốc khác đều thất bại. Những loại thuốc ức chế proton (PPI), như Prevacid chẳng hạn, có một tác dụng ức chế axit mạnh hơn thuốc chặn H2 và có thể mua được ở các hiệu thuốc.
Về cơ bản, thuốc PPI nói chung là an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng qua những thử nghiệm trên động vật, các nhà nghiên cứu lại dấy lên lo ngại rằng chất omeprazole (Prilosec) có trong thành phần của thuốc này có thể gây tổn hại cho sự phát triển của thai nhi.
Vì vậy, kể cả khi đã có ý kiến của bác sĩ, bạn hãy coi đây là cách cực chẳng đã mới phải dùng. Tốt nhất là hãy thử hết các loại thuốc chặn H2 có trên thị trường để tìm ra loại phù hợp với mình.
MINH MINH (Theo Health)
Xem thêm video:
[mecloud]qX3Z6mCZNx[/mecloud]