1. Bí ngô
Bí ngô không chỉ giàu hàm lượng sắt mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như protein thực vật, carotene, vitamin, axit amin thiết yếu, canxi, kẽm, phốt pho… Đặc biệt, hạt bí ngô cũng chứa rất nhiều sắt. Trong 100g hạt bí ngô có chứa 15mg sắt. Bí ngô nên dùng thường xuyên cho người gầy yếu, xanh xao, mới ốm dậy…
2. Uống đủ nước
Hầu hết bệnh nhân sốt xuất huyết đều gặp phải tình trạng sốt cao kèm mất nước, nên việc cung cấp bổ sung để bù cho lượng nước mất đi là vô cùng quan trọng. Người bệnh nên pha dung dịch oresol theo công thức, ngoài ra có thể uống các loại nước trái cây, nước quả ép (ví dụ như nước cam, bưởi, nước chanh, nước dừa) thay vì nước lọc, vì chúng có chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật, thành mạch bền hơn và cải thiện triệu chứng do sốt xuất huyết.
3. Thực phẩm giàu protein
Trứng, phô mai, sữa và sản phẩm làm từ sữa, thịt gà, cá,... là nhóm thực phẩm giàu protein cần có trong thực đơn sốt xuất huyết nên ăn gì. Bạn nên phân chia chúng một cách hợp lý vào các bữa ăn. Đây sẽ là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất, giúp người bệnh cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe chống lại virus gây bệnh.
4. Củ dền
Củ dền chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và đặc biệt là Vitamin C. Ngoài ra, củ dền còn rất giàu oxit nitric, beta-carotene và flavonoid giúp kích thích tủy sống tái tạo cũng như sản sinh các tế bào hồng cầu mới. Điều này sẽ hỗ trợ tái tạo lượng máu bị thất thoát trong quá trình bị sốt xuất huyểt để tránh tình trạng thiếu máu. Bạn có thể dùng củ dền để nấu canh súp với cà rốt, khoai tây hoặc làm nước ép.
5. Bông cải xanh
Ngoài việc bổ sung chất xơ, vitamin A, vitamin C thì bông cải xanh còn rất giàu sắt, giúp cải thiện chất lượng máu trong cơ thể. Với 100g bông cải xanh sẽ chứa trung bình 2,7mg sắt. Bên cạnh đó, các loại rau có lá màu xanh đậm như rau ngót, rau bí, rau cải xanh,... đều là những thực phẩm giàu sắt cũng như vitamin B1 cần thiết cho quá trình hấp thụ sắt.
6. Thực phẩm giàu folate
Nên tuân theo một chế độ ăn uống giàu folate để tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể. Folate rất cần thiết trong gia tăng sự phân chia các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Các loại thực phẩm tiêu biểu được nhắc đến như là măng tây, ngũ cốc, cam và rau bina.
7. Thực phẩm giàu axit béo omega-3
Tiêu thụ một lượng lớn các thực phẩm giàu axit béo omega-3 giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như mức tiểu cầu trong máu. Các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 bao gồm hạt lanh, óc chó, cá và rau bina.
8. Đu đủ
Quả đu đủ rất giàu vitamin, chất xơ, kẽm và folate vì thế rất tốt cho sức khỏe. Bổ sung đu đủ vào thực đơn hàng ngày cho người sốt xuất huyết sẽ giúp tăng tiểu cầu, bạch cầu, ngăn chặn đông máu và làm lành vết thương. Uống nước đu đủ ép hàng ngày sẽ giúp ngăn chặn tình trạng tiểu cầu giảm, tăng cường sức khoẻ cho bệnh nhân.
9. Tỏi
Gia vị này có thể giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu do bản chất của nó không chỉ thanh lọc máu mà còn là phương thuốc tự nhiên để tăng số lượng tiểu cầu. Các nghiên cứu tiết lộ rằng tỏi có chứa thromboxane A2 gắn với tiểu cầu và làm tăng số lượng tiểu cầu. Cách dùng rất đơn giản, sử dụng tỏi trong nấu ăn hàng ngày, có thể thêm hai đến ba tép tỏi vào món súp.
10. Dầu mè
Dầu vừng có chứa chất béo không bão hòa chuỗi đa và vitamin E và được coi là một loại thuốc tuyệt vời để tăng tiểu cầu trong máu. Bạn có thể nấu ăn bằng dầu mè hàng ngày, đặc biệt là các món chiên, xào. Đây là loại dầu hoàn hảo cho cả chiên kỹ và chiên sơ.
Linh Chi (T/h)