Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

10 thói quen khiến tế bào ung thư không dám “mon men” đến gần bạn

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Chuyên gia cho biết tế bào ung thư sợ nhất 10 thói quen này, do đó để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn nên bắt đầu những việc làm tốt ngay hôm nay.

Tập luyện thể thao

Tập luyên thể thao không chỉ giúp giảm cân và duy trì vóc dáng mà còn có tác dụng phòng ngừa ung thư, cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch và giảm mỡ cơ thể.

Sau khi vận động, thể chất và khả năng miễn dịch của cơ thể trở nên mạnh hơn, trong khi khả năng tái phát ung thư sẽ nhỏ hơn. Tập thể dục cũng có vai trò quan trọng đối với sự hồi phục của bệnh nhân ung thư.

Việc tập thể dục phù hợp và thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa và giảm loãng xương, tai biến, đồng thời cải thiện đáng kể thể lực và chất lượng cuộc sống của người bệnh, có thể giảm sự tái phát và di căn của ung thư phổi.

Theo các nghiên cứu, những người tập thể dục ít nhất 30-60 phút, hoạt động thể chất cường độ trung bình đến cao mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn, đặc biệt là ung thư vú và ung thư ruột kết. Ngoài ra, tỷ lệ mắc một số bệnh ung thư khác cũng đã giảm, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và ung thư nội mạc tử cung.

Luôn giữ tâm trạng tốt

Các cảm xúc tiêu cực như thất vọng, buồn bực, tức giận hay bất lưc có liên quan mật thiết tới sự xuất hiện, phát triển, di căn và tiên lượng của tế bào ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra những người bị trầm cảm nặng có tỷ lệ tử vong gấp ba lần so với người bình thường.

Thực tế, trầm cảm là một nhân tố có hại rất lớn cho việc điều trị và phục hồi thể chất. Ví dụ, phụ nữ bị trầm cảm nặng có nhiều khả năng phát triển ung thư vú và tiên lượng xấu hơn sau khi bị ung thư.

Để duy trì sức khoẻ tốt, đẩy lùi tế bào ung thư, bạn nên giao tiếp nhiều hơn với mọi người, giảm căng thẳng và cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống. Những người lạc quan có tỷ lệ tái phát ung thư thấp và thọ lâu.

Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy các bệnh nhân từng điều trị ung thư luôn duy trì tâm trạng tốt có tỷ lệ tái phát bệnh thấp và thời gian sống lâu hơn. Trong khi đó, những bệnh nhân bi quan, chán nản có tỷ lệ tái phát cao và thời gian sống ngắn hơn.

Không thức khuya

Theo nghiên cứu, giấc ngủ giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Những người ngủ đủ giấc có hiệu suất kích hoạt các tế bào T trong cơ thể cao hơn những người ngủ kém. Việc đi ngủ không có giờ giấc và thường xuyên thức khuya có hại rất lớn đối với cơ thể. Về lâu dài, tình trạng sức khỏe của bạn xấu dần đi, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển.

Dù bạn khỏe mạnh hay từng bị ung thư, hãy cố gắng cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình, đi ngủ và thức giấc vào một giờ cố định, tắt máy tính và thiết bị điện tử khác trước khi ngủ. Bên cạnh đó, bạn nên tránh ăn no trước khi đi ngủ, hạn chế tiêu thụ caffeine (cà phê, trà, soda) và uống rượu.

Giữ cân nặng bình thường

Các nghiên cứu cho thấy béo phì có thể ảnh hưởng tới sự tái phát của ung thư. So với những người có cân nặng bình thường, phụ nữ béo phì có nguy cơ tử vong vì ung thư cao hơn 88%.

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, bệnh xương khớp, ngoài ra còn làm tăng nguy cơ ung thư. Hơn 20 loại ung thư khác nhau có liên quan đến béo phì, trong đó đáng chú ý nhất là ung thư trực tràng, ung thư nội mạc tử cung và ung thư biểu mô tuyến thực quản.

Khi bạn ăn quá nhiều, không tập thể dục thường xuyên khiến cân năng tăng mất kiểm soát, khả năng mắc ung thư rất cao. Vì vậy, bạn nên chú ý giữ gìn vóc dáng, duy trì cân năng ở mức vừa phải để tránh trở thành mục tiêu của các tế bào ung thư.

Tránh xa bức xạ

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức an toàn cho cơ thể con người khi tiếp nhận lượng bức xạ không quá 5mSv/năm.

Để tránh mắc ung thư, nhiều người đã đến bệnh viện yêu cầu chụp CT để có thể phát hiện và điều trị sớm. Tuy dưới góc độ tầm soát khối u, việc kiểm tra CT có lợi cho sức khỏe nhưng chụp CT quá nhiều trong thời gian ngắn cũng có hại nên bạn cần hết sức lưu ý.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Việc ăn quá nhiều những món như thịt nướng, gà rán hay lẩu sẽ khiến bạn tăng cân, đồng thời tăng nguy cơ tái phát ung thư và di căn.

Theo các nghiên cứu, béo phì do chế độ ăn nhiều chất béo sẽ nuôi tế bào ung thư, khiến các tế bào miễn dịch bên trong khối u bị “chết đói”, làm suy yếu khả năng chống ung thư và đẩy nhanh tốc độ phát triển của khối u.

Tuy nhiên, bạn cũng chú ý không ăn kiêng mù quáng hay đơn giản hóa quá mức chế độ ăn uống. Hãy cố gắng cân bằng dinh dưỡng, ăn đủ chất đạm và kiêng kị hợp lý, như vậy cơ thể mới có đủ dinh dưỡng, nâng cao khả năng kháng bệnh và phục hồi thể lực.

Chế độ ăn không nên có quá nhiều muối vì sẽ gây hại cho dạ dày. Áp thẩm thấu cao của muối gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày và một loạt các thay đổi bệnh lý như sung huyết, phù nề, xói mòn, loét, hoại tử và xuất huyết, bên cạnh đó làm giảm bài tiết axit dạ dày và niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương.

Bỏ rượu và thuốc lá

Hút thuốc là là một trong những nguyên nhân gây ung thư. Thuốc lá vốn rất có hại đối với hệ hô hấp của con người, chất nicotin có thể gây ung thư trong tế bào.

Kiểm soát thuốc lá là "ưu tiên hàng đầu" trong phòng chống ung thư. Khi làm được điều này kể từ năm 1991, tử vong do ung thư ở Mỹ đã giảm 26%, hơn một nửa trong số đó được cho là do tỷ lệ hút thuốc giảm.

Trong khi đó, việc uống nhiều rượu gây kích thích mạnh vào màng nhầy của đường tiêu hóa. Rượu cũng cần được chuyển hóa bởi gan. Đối với người có gan bị suy yếu, uống nhiều rượu sẽ gia tăng áp lực đối với quá trình chuyển hóa gan, lâu dần có thể dẫn đến ung thư gan. Chuyên gia cho rằng đàn ông không nên uống quá 25 gram rượu mỗi ngày, còn phụ nữ không nên vượt quá 15 gram.

Uống đầy đủ nước

Uống đủ nước mỗi ngày giúp nồng độ chất gây ung thư trong nước tiểu không tăng quá cao, ngăn ngừa ung thư bàng quang. Nếu bạn uống quá ít nước mỗi ngày, hoạt động của nhiều cơ quan sẽ bị ảnh hưởng. Bạn nên tập thói quen cứ 30 phút lại uống một ngụm nước, đừng tiếp tay cho tế bào ung thư tấn công cơ thể chỉ vì công việc bận rộn.

Tắm nắng

Nhóm nghiên cứu từ Đại học McGill cho biết vitamin D có thể làm chậm quá trình tế bào ung thư chuyển từ tổn thương tiền ung thư sang trạng thái ung thư, đồng thời kiểm soát tốt sự phát triển của tế bào ung thư. Cách đơn giản nhất để bổ sung vitamin D là tắm nắng đúng cách. Bạn nên phơi nắng khoảng 10 phút/ngày, chú ý tránh nắng gắt.

Một việc vô cùng quan trọng mà bạn không được quên là bôi kem chống nắng. Phơi nắng là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ung thư da. Gần 86% ung thư da khối u ác tính và 90% ung thư da không phải khối u ác tính (gồm ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy) có liên quan đến bức xạ tia cực tím mặt trời.

Khám sức khỏe định kỳ

Tế bào ung thư rất sợ việc bạn đi khám sức khỏe định kỳ. Sự phát triển của tế bào ung thư là một quá trình lâu dài nhưng chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và các yếu tố khác có thể khiến nó phát triển nhanh hơn.

Mấu chốt của việc phòng ngừa và điều trị nằm ở việc "phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và chẩn đoán và điều trị sớm".

Các xét nghiệm sau đây nên được tiến hành thường xuyên: sàng lọc ung thư vú, sàng lọc ung thư cổ tử cung, sàng lọc ung thư đại trực tràng, sàng lọc virus viêm gan C, sàng lọc HIV, sàng lọc ung thư phổi và béo phì.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật