Trong thời đại nhà Thanh, việc trang điểm của phái nữ trong cung đình được coi trọng đặc biệt. Từ các phi tần cho đến cung nữ đều muốn đẹp nhất bằng cách trang điểm lộng lẫy, làm nổi bật hơn so với những người khác. Không chỉ tạo kiểu tóc cầu kỳ, mà cả bàn tay và bàn chân cũng được chăm sóc và trang điểm tỉ mỉ. Đồng thời, việc sử dụng các phụ kiện độc đáo cũng được các phi tần trong cung chú ý và coi trọng.
Dải lụa màu trắng trên cổ của các phi tần thời nhà Thanh Trung Quốc thường được gọi là "Long Hoa Lĩnh Cân" hoặc đơn giản là khăn Long Hoa. Đây là một phụ kiện không thể thiếu trong trang phục của phi tần và phụ nữ tầng lớp quý tộc thời nhà Thanh. Dải lụa này được làm từ loại tơ lụa cao cấp và có màu trắng.
Trên cổ của các cung nữ, phi tần thời nhà Thanh luôn đeo một dải lụa màu trắng.
Mỗi chiếc khăn Long Hoa thường được trang trí với các họa tiết hoặc hình vẽ đặc biệt để thể hiện địa vị và danh phận của người đeo nó. Những người mới nhập cung và chưa có danh phận thường chỉ đeo khăn Long Hoa màu trắng đơn giản, không có trang trí.
Nhưng không phải phi tần nào cũng có thể được đeo long hoa. Đôi khi một số người bị thất sủng hoặc phạm lỗi thì tấm khăn vải trắng của họ sẽ bị cắt bỏ như một hình phạt. Đây là lý do tại sao các phi tần trong hậu cung sẽ cẩn thận bảo vệ khăn long hoa của mình, bởi vì nó không chỉ là vật trang trí mà còn là biểu tượng cho địa vị của bản thân.
Trong khi đó, hoàng hậu và thái hậu sẽ đeo khăn Long Hoa được trang trí cầu kỳ và tỉ mỉ. Hoàng hậu - người được xem là mẫu nghi thiên hạ, thường có các hình trang trí độc đáo và độc nhất vô nhị trên khăn Long Hoa của họ. Còn khăn của thái hậu thường thêu chữ "Thọ" to lớn, mang ý nghĩa chúc người đó sống lâu trăm tuổi.
Khăn của Thái hậu sẽ thêu chữ “Thọ” lớn mang hàm ý chúc người sống lâu trăm tuổi.
Bên cạnh việc thể hiện địa vị và danh phận, khăn Long Hoa cũng được sử dụng như một phần của trang phục để làm đẹp. Trong trang phục truyền thống của phụ nữ thời nhà Thanh, thường không có phần cổ áo. Do đó, chiếc khăn Long Hoa duyên dáng này có thể thay thế và giúp phụ nữ trông kín đáo hơn.
Tuy nhiên, theo thời gian, ý nghĩa của dải vải trắng này dần bị lãng quên. Nhưng trong hậu cung nhà Thanh, đây từng là cầu nối quan trọng giữa phi tần và hoàng đế, chứng kiến vô số niềm vui nỗi buồn.
Theo thời gian, ý nghĩa của dải vải trắng này dần bị lãng quên.
Khi nhà Thanh suy tàn, những quy tắc và nghi thức trong hậu cung dần mất đi, bị quên lãng trong dòng chảy của lịch sử. Những phi tần từng cạnh tranh khốc liệt để giành được sự sủng ái của hoàng đế, giờ đây chỉ còn lại những dấu vết trong sách vở lịch sử. Và khăn Long Hoa, một biểu tượng của địa vị xưa kia, đã trở thành một biểu tượng lịch sử bị lãng quên.
Phương Linh (T/h)