Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xuất hiện trở ngại pháp lý đầu tiên "ngáng đường" Tổng thống Trump

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Ông Donald Trump đã vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên trong bối cảnh nhà lãnh đạo đang cố gắng đảo ngược một loạt quy định nhập cư của Mỹ.

Ngày 23/1, Thẩm phán liên bang Mỹ tại bang Washington John C. Coughenour đã ra phán quyết tạm thời phong tỏa 14 ngày đối với sắc lệnh hành pháp của tân Tổng thống Donald Trump về hủy quyền hưởng quốc tịch Mỹ theo nơi sinh.

Đây là trở ngại pháp lý đầu tiên đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bối cảnh nhà lãnh đạo đang cố gắng đảo ngược một loạt quy định nhập cư của Mỹ.

"Đây là sắc lệnh vi hiến một cách trắng trợn", thẩm phán liên bang Mỹ John Coughenour nói tại phiên điều trần diễn ra hôm 23/1.

Sắc lệnh hành pháp của ông Trump hạn chế quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ đang đối mặt với hàng loạt vụ kiện. Ảnh: Reuters.

Như đã đưa tin trước đó, ngày 20/1, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh hạn chế quyền công dân theo nơi sinh ngay sau khi nhậm chức, từ chối quyền công dân đối với trẻ em sinh ra tại Mỹ nếu có mẹ đang ở Mỹ bất hợp pháp hoặc tạm thời và có cha không phải là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân.

Theo sắc lệnh này, bất kỳ trẻ em nào sinh sau ngày 19/2 mà cha hoặc mẹ không phải là công dân hoặc thường trú nhân hợp pháp sẽ bị trục xuất và bị ngăn cản không được nhận số an sinh xã hội, nhiều chế độ phúc lợi khác nhau của chính phủ và khả năng làm việc hợp pháp khi trưởng thành.

Hơn 150.000 trẻ sơ sinh sẽ bị từ chối quyền công dân hàng năm nếu sắc lệnh của ông Trump có hiệu lực, theo các tiểu bang do đảng Dân chủ lãnh đạo.

Sắc lệnh này vấp phải sự phản đối rộng rãi từ đảng Dân chủ và nhiều nhà vận động nhân quyền. Hôm 21/1, một liên minh gồm 22 tiểu bang do đảng Dân chủ lãnh đạo, Quận Columbia và thành phố San Francisco đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang ở Boston với lý do sắc lệnh của ông Trump vi phạm rõ ràng hiến pháp Mỹ. Tiểu bang Washington, Oregon, Illinois và Arizona cùng đệ đơn kiện lên tòa án liên bang ở Seattle.

Sắc lệnh của ông Trump vấp phải sự phản đối rộng rãi từ đảng Dân chủ và nhiều nhà vận động nhân quyền. Ảnh: Reuters

Trợ lý tổng chưởng lý Washington Lane Polozola - đại diện cho các tổng chưởng lý tiểu bang đảng Dân chủ từ tiểu bang Washington, Arizona, Illinois và Oregon - đã thúc giục thẩm phán ban hành lệnh cấm tạm thời.

Trong cuộc họp báo bên ngoài tòa án sau khi lệnh cấm được ban hành, ông Polozola cho biết: “Đây là bước đầu tiên nhưng khi nghe thẩm phán tuyên bố rằng trong 40 năm làm thẩm phán, ông chưa bao giờ thấy điều gì vi hiến rõ ràng như vậy, điều đó cho thấy mức độ nghiêm trọng của nỗ lực này”.

Tổng chưởng lý Washington Nick Brown cũng lên tiếng chỉ trích sắc lệnh của ông Donald Trump là "phi Mỹ".

Trong khi đó, Bộ Tư pháp Mỹ gọi sắc lệnh này là "một phần không thể thiếu" trong nỗ lực của tổng thống "nhằm giải quyết hệ thống nhập cư bị phá vỡ của quốc gia này và cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở biên giới phía nam".

Tu chính án thứ 14 do quốc hội Mỹ phê chuẩn năm 1868 nêu rõ "tất cả những người sinh ra hoặc nhập tịch vào Mỹ, chịu sự quản lý của Mỹ, đều là công dân Mỹ và bang nơi họ cư trú". Chính sách này nhằm đảm bảo con cái của những nô lệ đưa tới Mỹ trái với ý muốn của họ đều được công nhận là công dân Mỹ.

Tin nổi bật