Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xuất hiện tảo lạ trong nước biển đổi màu bất thường ở Đà Nẵng

(DS&PL) -

Loải tảo giáp có tên xuất hiện trong mẫu nước phân tích chất trong ngày nước vịnh Đà Nẵng đổi màu bất thường.

Loải tảo giáp có tên xuất hiện trong mẫu nước phân tích chất trong ngày nước vịnh Đà Nẵng đổi màu bất thường.

Ngày 7/4, Sở Tài nguyên môi trường (TNMT) TP Đà Nẵng, cho biết đã có kết quả xét nghiệm mẫu nước biển lấy ở vịnh Đà Nẵng đổi màu bất thường vào ngày 25/3.

Theo đó, qua quan trắc, lấy mẫu phân tích chất lượng nước biển cho thấy trong 2 ngày 25 và 26/3 không xảy ra ô nhiễm dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhà chức trách phát hiện một loài tảo giáp có tên Tripos furca (Ehrenberg) trong nước biển.

Xuất hiện tảo lạ trong mẫu nước biển đổi màu tại Đà Nẵng. Ảnh: Zing.vn

Trước đó, ngày 25/3, tại khu vực biển ven đường Nguyễn Tất Thành, từ cửa sông Phú Lộc đến bãi tắm Xuân Thiều xuất hiện vệt nước màu vàng, đen khi sóng đánh vào bờ để lại lớp bọt trên bờ biển. Hiện tượng kéo dài khoảng 5 km, trên vùng nước từ bờ ra 300 - 500m.

Tình trạng này xảy ra vào sáng sớm kéo dài đến khoảng 14 giờ ngày 25/3. Sau đó, nước biển ven bờ bắt đầu nhạt màu, giảm bọt và nước trong trở lại ở các khu vực bãi tắm Xuân Thiều, bãi tắm Thanh Khê.

Sở TNMT đã chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc khảo sát, lấy mẫu 2 vị trí ngày 25/3 khi nước đổi màu và 2 vị trí khác vào ngày 26/3 khi nước bình thường trở lại. Vào thời điểm lấy mẫu trong ngày 25/3, nước khoảng 30 độ C, có mùi hôi, sóng mạnh.

Kết quả quan trắc, phân tích chất lượng nước biển ven bờ và quan trắc sinh học cho thấy trong 2 ngày 25 và 26/3 không xảy ra ô nhiễm dinh dưỡng, tuy nhiên đã phát hiện 1 loài tảo giáp trong nước. Kết quả này cũng trùng khớp với ghi nhận của Nhóm Nghiên cứu - Giảng dạy “Môi trường và Tài nguyên sinh vật” thuộc Đại học Đà Nẵng thu mẫu độc lập tại khu vực trên vào ngày 25/3.

Theo Sở TNMT, loài tảo này không gây độc tố nhưng có thể gây hiện tượng nở hoa với sinh khối lớn gây thiệt hại thông qua tác động gián tiếp như giảm nồng độ oxy, có thể gây hại tới các loài sinh vật thủy sinh khác như gây nghẹt mang cá do suy kiệt nhanh nguồn oxy trong nước.

Nhân Văn (T/h)

Tin nổi bật