Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xót xa câu chuyện về những đứa trẻ tự mình vượt biên, theo đuổi "giấc mơ Mỹ"

(DS&PL) -

Tại những khu tị nạn tồi tàn ở khu vực biên giới giữa Mexico và Mỹ, những người di cư đang ngày càng tuyệt vọng, buộc phải để con cái vượt biên một mình.

Tại những khu tị nạn tồi tàn ở khu vực biên giới giữa Mexico và Mỹ, những người di cư đang ngày càng tuyệt vọng, buộc phải để con cái vượt biên một mình.

Một em bé Mexico đứng cạnh bức tường biên giới. 

Cầu xin mẹ 'đừng đuổi con đi'

Trong trại tị nạn lớn nhất ngay sát biên giới Mỹ, khoảng cách đủ gần để những người di cư ở đây có thể nhìn thấy một lá cờ kẻ đỏ trắng bay lơ lửng trên sông Rio Grande, những đứa con của Marili đang bị ốm.

Hiện bé Josue lên 5 tuổi và bé Madeline lên 3 tuổi. Cả gia đình nhỏ rúc vào nhau trong một chiếc lều với hai chiếc chăn khi nhiệt độ giảm tới mức 2,7 độ C vào tuần trước.

“Những đứa trẻ bắt đầu ho”, Marili nói. Ngón tay và ngón chân của chúng chuyển sang màu đỏ vì lạnh.

Marili và các con của cô đã vượt biên sang Mỹ vào mùa hè này nhưng bị trả về Mexico theo Quy tắc bảo vệ Người Nhập Cư (MPP) của chính phủ Mỹ.

Hơn 47.000 người di cư đã được gửi trở lại Mexico sau khi MPP được đưa vào thi hành từ đầu tháng 1. Tính riêng trong tháng 9, có gần 1.000 người bị trả về. Chỉ có 11 người di cư, tương đương 0,1%, được ở lại, theo báo cáo của Clearing Records Accessinghouse, hay TRAC, một trung tâm nghiên cứu tại Đại học Syracuse.

Tất cả những người di cư không có giấy tờ khi vượt biên vào Mỹ sẽ bị gửi trả lại Mexico và chờ đợi bên ngoài lãnh thổ Mỹ trong khi hồ sơ xin tị nạn của họ được xem xét. Quá trình này có thể kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

Những túp lều tại khu tị nạn ở khu vực biên giới. Ảnh: The Washington Post

Trong những tuần gần đây, hàng chục cha mẹ tại khu tị nạn gần biên giới đã vô cùng xót xa khi con cái của họ dần trở nên ốm yếu, tuyệt vọng, sau những ngày liên tiếp phải ngủ ngoài trời lạnh. Vì vậy, nhiều người quyết định để những đứa trẻ vượt biên một mình tới Mỹ. 

Gia đình nhà Marili cũng vậy. Người mẹ bắt buộc phải đưa ra quyết định của mình. Marili hiểu rằng việc quay trở lại quê nhà không khác gì tự sát, bởi cô và hai con cũng vì chạy trốn tình trạng bạo lực băng đảng ở Honduras nên mới phải vượt biên.

Khi Marili nhận được thông tin trẻ em nếu không có bố mẹ đi kèm sẽ được phép vào Mỹ mà không phải tuân theo MPP, người mẹ 29 tuổi đã quyết định để hai con tự băng qua biên giới. 

Theo đó, cô đã gói gém tất cả quần áo mùa đông được quyên góp và viết một lá thư cho các quan chức nhập cư Mỹ trên một tờ giấy rách.

“Con tôi bị bệnh nặng và gặp nhiều rủi ro ở Mexico”, cô viết. “Tôi không có cách nào khác để đưa chúng đến nơi an toàn”.

Cô ấy nhấn bức thư vào tay Josue và chỉ đường cho bọn trẻ đến chỗ ba nhân viên của Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ ở giữa Cầu Quốc tế Gateway, đoạn qua Rio Grande, nối Matamoros với Brownsville, Tex.

"Josue cầu xin tôi 'đừng đuổi con đi'", Marili kể lại "Nhưng một người mẹ, tôi hiểu đây là lựa chọn tốt nhất cho chúng". 

Marili vừa khóc vừa nhìn theo bóng hai con băng qua hàng rào biên giới, tự hỏi khi nào cô có thể gặp lại những đứa con của mình. Cô hy vọng lũ trẻ sẽ tìm được đường đến với bố. Chồng của Marili đã vào Mỹ và xin tị nạn trước khi Quy tắc bảo vệ Người Nhập Cư (MPP) được thực hiện. Ông ấy đã được phép ở lại.

Giấc mơ không có thật

Cuộc sống vô cùng khổ cực của những người di cư. Ảnh: AP

Trong ba tuần qua, những người di cư và nhân viên cứu trợ cho biết, ít nhất 50 trẻ em đã qua biên giới một mình. Washington Post đã phỏng vấn phụ huynh của 20 người trong số họ. Vào sáng 20/11, thêm ba đứa trẻ đã được gửi qua. Ngày hôm sau có thêm 3 người nữa. Giờ đây, giữa những túp lều tại trại tị nạn, các gia đình nói chuyện cởi mở về việc họ sẽ gửi con cái đi khi nào.

Global Response Management, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Florida, cho biết các bác sĩ đang phải chứng kiến ​​sự gia tăng số lượng bệnh nhân mà hầu hết là trẻ em. Bác sĩ Megan Algeo cho biết, những trường hợp mắc bệnh phổ biến nhất là liên quan tới đường hô hấp. 

"Họ bảo chúng tôi chờ đợi, nhưng không ai ở đây được Mỹ chấp nhận cho tị nạn. Tất cả rõ ràng chỉ là nói dối”, Reyna (38 tuổi), người đã gửi con gái Yoisie (15 tuổi) vào Mỹ tuần trước, cho biết.

Những người xin tị nạn bị trả lại phải ngủ ngoài trời, trong những khu rừng, dưới Cầu quốc tế Gateway. Họ không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ hoặc Liên Hợp Quốc. Họ sống nhờ lều, quần áo và thực phẩm tới từ một nhóm hưu trí Mỹ và sự chăm sóc y tế từ một nhóm phi lợi nhuận.

Các quan chức Mỹ nói rằng họ nhận được thông báo từ nhiều tháng trước rằng những người di cư sẽ được chính phủ Mexico chuyển đến điều kiện tốt hơn. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra.

Giithi Giusti, người đứng đầu cơ quan bảo vệ trẻ em tại UNICEF ở Mexico cho biết: "Chúng tôi đã nghe về việc này nhưng không có đủ khả năng để giúp đỡ. Chính phủ Mexico nói rằng sẽ sớm chuyển người tị nạn ra khỏi bang Tamaulipas, nên chúng tôi đợi tới khi đó xem có thể giúp gì không".

Cơ quan trên nói rằng các thành phố biên giới ở bang Tamaulipas là một trong những nơi thiếu an toàn và nguy hiểm nhất ở Mỹ, điều này đã hạn chế hành động trợ giúp của họ.

Ảnh minh họa: AP

Gần đây, chính quyền thành phố đã mở một nơi tạm trú cho người di cư tại một sân bóng rổtrong nhà vào tháng trước. Với sức chứa 300, hiện tại nơi này đã chật cứng người. Mỗi ngày, chính phủ Mỹ trả lại hàng chục người di cư về Matamoros. Họ được đưa trực tiếp đến khu tị tạn và thường phải ngủ ngoài trời cho đến khi tìm thấy một cái lều.

Trại tị nạn bao gồm hàng trăm chiếc lều được nhóm lại với nhau, nằm dọc một vỉa hè hay một dải cây bụi. Mỗi khi có một cơn mưa rào, rất nhiều người thường chạy ra ngoài tắm rửa và giặt quần áo. Thỉnh thoảng, xác một con bò trôi nổi và dạt vào gần khu tị nạn. Có lần, một xác chết không đầu cũng bất ngờ dạt vào bờ.

Các gia đình ở khu trại đã lập một nhóm Facebook có tên Mothers in Search of Asylum để cùng thảo luận về các lựa chọn và những điều có thể xảy ra khi để những đứa trẻ vượt biên đến Mỹ một mình.

Những người này đều có người thân ở Mỹ. Họ muốn gửi con của mình tới đó sống cùng người thân, trong thời gian họ ở lại Matamoros chờ đợi xin tị nạn. Họ lo lắng cho những đứa con của mình, sợ sẽ có thêm một đợt lạnh, một trận lũ lụt giống như hồi tháng 9, hoặc bị các băng đảng tội phạm bắt cóc.

“Nếu con gái tôi cứ tiếp tục ở đây, nó sẽ chết mất”, cô Blanca - mẹ của bé Valeria (5 tuổi), đến từ thành phố Honduran nói.

Những giọt nước mắt mặn đắng

Một đứa trẻ đứng tại khu trại tị tạn Matamoros, bang Tamaulipas, Mexico hồi tháng 10. Ảnh: Reuters/The Washington Post

Gabrielle đi qua cầu một mình, mang theo một túi nhựa có giấy tờ tị nạn. Sarai đi với một người bạn. Valeria đi cùng chị gái là Anahi (7 tuổi). Những đứa trẻ đã cùng nhau vượt qua biên giới.

Hiện tại, chúng đang ở trong các nhà tạm trú tại các vùng khác nhau của Mỹ. Theo chính sách của Washington, trẻ em vào nước này không có người đi cùng sẽ bị chính quyền giam giữ cho đến khi có thể kết nối chúng với người thân.

Glady Canas, người điều hành tổ chức nhân đạo Helping Them Triumph tại khu tị nạn Matamoros nói chuyện với Israel (40 tuổi), cha của bé Gabrielle. Cô hỏi: “Sao anh lại gửi con của mình?”.

Người đàn ông nhìn chằm chằm xuống đất: “Con bé bị ốm. Chúng tôi đang dần tuyệt vọng. Một đứa trẻ không thể ở đây và chờ đợi cả một năm”.

Canas đã ôm chầm lấy Israel và an ủi. Cô chia sẻ: “Cá nhân tôi không đồng ý với những gì họ đang làm. Một đứa trẻ cần có cha mẹ. Nhưng bạn hãy nhìn những gì đang xảy ra tại đây, bạn sẽ hiểu được sự tuyệt vọng của họ”.

Đối với nhiều gia đình ở đây, những đứa trẻ và các mối đe dọa chống lại chúng  là lý do khiến các bậc cha mẹ phải rời bỏ quê hương.

Rufino Lopez và Odilia Reyes, 2 người tị nạn Guatemala đang nói chuyện với Glady Canas (tóc dài bên phải), người điều hành một tổ chức nhân đạo ở Matamoros. Ảnh: The Washington Post

Victor (28 tuổi) rời El Salvador cùng con gái Arleth (10 tuổi), sau khi cô bé bị tấn công tình dục bởi một người đàn ông thuộc băng đảng tại địa phương. Victor đã báo cảnh sát và gửi đơn kiện lên tòa án, khiến kẻ làm hại con gái anh. Nghi phạm bị kết án 12 năm tù vì tội xâm phạm tình dục trẻ vị thành niên.

Sau vụ kiện, băng đảng tội phạm kia đã tìm đến nhà Victor, buộc họ phải chạy trốn vào tháng 8. Victor và Arleth được gửi trở lại Matamoros vào ngày 28/8 và phải ngủ ngoài trời suốt 15 ngày sau đó.

Cuối cùng, anh tìm được một công việc trong một nhà hàng Trung Quốc với mức lương 7 USD mỗi ngày. Anh tiết kiệm và mua một chiếc lều cắm trại.

Lều của họ bị ngập hai lần vì những trận mưa. Sau hai tháng, Arleth bị ốm, nôn mửa suốt. Cô bé luôn cảm thấy sợ hãi khi gặp những nhóm người lạ kể từ sau lần bị xâm hại tình dục. Cô sợ phải sử dụng nhà vệ sinh di động. Victor đã nhiều lần đưa Arleth đến gặp các bác sĩ từ thiện nhưng tình hình không được cải thiện.

Tổ tiên của họ trước kia từng chạy trốn khỏi chế độ nô lệ của Mỹ để tới Mexico. Bây giờ họ lại nhìn về phía bắc.

Cuộc sống tạm bợ ngay sát biên giới. Ảnh: Reuters

Vào cuối tháng 9, ngày sinh nhật lần thứ 10 của Arleth, Victor đã cố gắng để mua cho cô bé một chiếc bánh và 5 cây nến. Khi sức khỏe của con gái mãi không tiến triển, Victor đã hỏi Arleth nghĩ gì về việc vượt qua biên giới một mình.

“Con bé nói với tôi ‘Bố ơi, con chỉ muốn ra khỏi nơi này. Con muốn tới Mỹ”, Victor kể. Cuối cùng, anh đã đưa Arleth tới Cầu quốc tế Gateway để vào Mỹ vào tuần cuối cùng của tháng 10. 

“Chúng tôi chưa bao giờ xa nhau”, anh nói và khóc. “Mọi người có thể nghe thấy những gì tôi đã làm và nghĩ rằng tôi là một phụ huynh tồi. Nhưng tôi đã làm điều này cho con gái mình vì chúng tôi không có lựa chọn nào khác để cứu con bé”.

Trong một tuần sau đó, anh không nghe thấy tin tức gì từ Arleth.  Arleth sau đó đã gọi về cho bà nội ở El Salvador và cho biết đang trong một trại tạm trú của chính phủ Mỹ ở Texas.

Mẹ của Victor đã gửi tin cho anh kèm theo một đoạn tin nhắn thoại của Arleth: "Cha ơi, đừng lo nhé. Con vẫn ổn. Con mong cha con mình sớm được ở bên nhau".

Anh đã xem đoạn tin nhắn hết lần này đến lần khác, rơi nước mắt và nói: “Sự thật là tôi không có nhiều niềm tin rằng trường hợp của tôi sẽ được giải quyết, ông nói. Tôi sẽ cố gắng tới cùng”.

Mộc Miên (Theo The Washington Post)

Tin nổi bật