Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xôn xao bài đăng lương giáo viên mầm non 20 triệu/ tháng, thực hư ra sao?

(DS&PL) -

Nhiều người vẫn nghĩ rằng giáo viên mầm non là công việc nhàn hạ, lương cao. Tuy nhiên, chia sẻ mới đây của một giáo viên mẫu giáo khiến ai nấy không khỏi bất ngờ.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng giáo viên mầm non là công việc nhàn hạ, lương cao. Tuy nhiên, chia sẻ mới đây của một giáo viên mẫu giáo khiến ai nấy không khỏi bất ngờ.

Cộng đồng mạng thời gian gần đây được dịp bàn tán xôn xao trước bài đăng của cô giáo mầm non Đ.T.T.H (SN 1995, trú tại Tân Bình, TP.HCM). Ngoài việc chia sẻ lại những vất vả, áp lực trong công việc hàng ngày, cô H. còn tiết lộ mức lương khiến không ít người cảm thấy bất ngờ.

Mở đầu bài đăng, nữ giáo viên viết “Lương giáo viện mầm non 20 triệu 1 tháng”, sau đó nhanh chóng thêm một câu ngỡ ngàng “Đấy là mình nghe bạn nói chứ lương giáo viên 8 triệu cao nhất đổ xuống nhé”. Được biết, cô H. là giáo viên đang công tác tại một trường mầm non tư thục, mức lương chỉ 5,5 triệu đồng/ tháng.

Ngay sau phần mở đầu gây choáng, cô H. chia sẻ chi tiết hơn về công việc mỗi ngày của một giáo viên mầm non. Đọc những dòng tâm sự của nữ giáo viên này, ai nấy không khỏi ngậm ngùi và đồng cảm, càng thấu hiểu hơn cho các cô.

Mức lương của cô H. khiến nhiều người ngỡ ngàng.

“Nhân dịp ngày thứ 7 cuối tuần review cho mọi người biết sơ sơ về công việc mấy cô mầm non hàng ngày làm việc nhàn thế nào nè.

- 6h20 đến trường: Lau dọn vệ sinh chuẩn bị đón trẻ dần dần.

- 7h trẻ vô, bé đến trước ăn trước đến sau ăn sau. Mà bỏ qua mấy công đoạn chi tiết đi. Kể luôn nè.

Lớp lớn đỡ nha, như tôi làm lớp nhà trẻ (12-36 tháng) công việc chủ yếu cho ăn, dọn ói và dọn ị...

Vui lắm, sáng bảnh mắt con chưa ăn gì phụ huynh ở nhà cho con uống hộp sữa đã (sợ lên trường con không được cho ăn. 7h lên lớp chưa kịp ăn đã phun hết vô người cô (xong cả ngày cô chua lòm luôn)”, bài đăng có đoạn viết.

Cô H. chia sẻ thêm, nhiều bé đến lớp lúc 8h30 nhưng 10h đã tới thời điểm ăn trưa, do đó các cô không thể cho các con ăn sáng. Khi này, các cô lại bị phụ huynh chỉ trích “không thương bé, cắt khẩu phần ăn”, hay than đóng tiền đầy đủ nhưng không cho ăn sáng.

“Bé nào bị bạn cắn hay bạn cào cấu là xong luôn, phụ huynh dễ còn đỡ, gặp phụ huynh khó là xác định bị giận dù cô có cúi mình xin lỗi en nờ lần và họ sẽ nghĩ “cô coi con không cẩn thận nên con mới bị cắn”. Áp lực đè lên đầu khi phụ huynh soi camera cả ngày, có người còn gắn cam vô tivi xong bật cả ngày vậy cho ông bà ở nhà ngó cháu cơ”, cô H. tâm sự.

Những dòng chia sẻ của cô H. làm mọi người thêm thấu hiểu và cảm thông với các cô giáo mầm non hơn. Ảnh minh họa

Công việc nhiều áp lực và mệt mỏi, có những lúc “không kịp thở, không kịp uống nước” khiến cô giáo nhiều khi không muốn đi làm mỗi buổi sáng, nằm nghĩ có nên bỏ nghề hay không. Tuy nhiên, chính tình cảm của các học sinh dành cho mình cùng tình thương dành cho trẻ đã giúp cô H. có thêm động lực để tiếp tục công việc của mình.

Ngay sau khi được đăng tải không lâu, bài viết của cô H. đã khiến cộng đồng mạng “dậy sóng”, nhận được sự quan tâm của các đồng nghiệp cũng như nhiều phụ huynh.

"Giáo viên mầm non chả khác nào nghề làm dâu trăm họ, sáng phải dậy từ sớm đến lớp, chiều cũng muộn mới được về chăm con mình, ở trường bao việc không tên, nhưng đâu phải phụ huynh nào cũng hiểu, con bị bạn cào cấu, xây xước chút là cô lại phải đau đầu giải thích cho phụ huynh hiểu”, một giáo viên mầm non tâm sự.

Một phụ huynh để lại bình luận: “Thật sự tôi trông con tôi, mỗi 1 đứa con gái thôi mà muốn khùng điên rồi. Đủ chuyện trên trời dưới đất hết, nói nhẹ không nghe, nặng thì mới nghe mà sợ ảnh hưởng tâm lý nên tôi cũng áp lực.

Vậy mà mấy cô giữ được 10 mấy 20 đứa, tôi vừa nể vừa thương. Miễn là đừng phải mấy cô điên khùng, bạo lực là tôi yên tâm khoán cho mấy cô chăm. Mấy chị mẹ hay có tư tưởng con là kim cương, thuỷ tinh dễ vỡ mà hay khó dễ giáo viên thì nên ôm con nuôi chứ đừng gửi mắc công”.

Tuy nhiên, một số ít người lại bày tỏ ý kiến rằng nghề nào cũng có áp lực cả, mức lương đó cũng là lương cơ bản cả nước, “chịu thì chịu không chịu thì đi”. 

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật