Theo đó, điểm b Khoản 3 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về trách nhiệm chủ xe khi sang tên trong cùng tỉnh như sau:
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe cho tổ chức, cá nhân:
Sang tên cho tổ chức, cá nhân trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là sang tên cùng tỉnh): Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe; Trường hợp tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế làm thủ tục sang tên ngay thì không phải làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe.
Như vậy, theo quy định trên, khi sang tên cho tổ chức, cá nhân trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ cần nộp lại đăng ký xe (trừ trường hợp làm thủ tục sang tên ngay) mà không cần nộp lại biển số xe. Vì vậy, sang tên xe cùng tỉnh khác huyện vẫn được giữ biển số.
Hình minh họa.
Quy trình sang tên xe máy trong cùng tỉnh được thực hiện qua các bước sau:
- Chuẩn bị hồ sơ: Chủ xe mới và cũ cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ: giấy đăng ký xe, giấy CMND/CCCD, hợp đồng mua bán xe có công chứng, và phiếu thu lệ phí trước bạ.
- Nộp hồ sơ và lệ phí trước bạ: Hồ sơ và lệ phí trước bạ được nộp tại cơ quan có thẩm quyền, tại đây, bạn cần điền đầy đủ thông tin vào tờ khai đăng ký xe.
Điều 6 và Điểm b Khoản 4 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, lệ phí trước bạ khi sang tên xe máy cũ được tính bằng giá tính lệ phí trước bạ x 1%.
- Kiểm tra và xác nhận: Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận thông tin và tính hợp lệ của giấy tờ.
Nhận giấy chứng nhận và biển số mới (nếu có): Khi hồ sơ được phê duyệt, chủ xe mới sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe và có thể là biển số xe mới.
Như vậy, khi sang tên xe máy trong cùng tỉnh và giữ lại biển số cũ cần giấy tờ hợp lệ và tuân thủ quy định của pháp luật địa phương. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, mà còn tạo ra sự tiện lợi cho người sở hữu xe mới.