Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xăng dầu giảm 13 lần: "Bêu" tên nhà xe không giảm giá cước

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Theo khảo sát của PV báo Đời sống và Pháp luật, tại một số bến xe khách ở Hà Nội, hầu hết các nhà xe đều tỏ ra khá “lì” khi quyết giữ giá vận tải đến cùng.

(ĐSPL) - Tưởng rằng, giá xăng giảm mạnh, các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ cũng sẽ “xuống thang”. Tuy nhiên, theo khảo sát của PV báo Đời sống và Pháp luật, tại một số bến xe khách ở Hà Nội, hầu hết các nhà xe đều tỏ ra khá “lì” khi quyết giữ giá vận tải đến cùng. Phải chăng, dựa vào thời điểm cuối năm, khi nhu cầu lưu thông bằng xe khách lớn, các nhà xe “vào hùa” để ép khách?

Sau đợt giảm giá thứ 13 liên tiếp, với tổng mức giảm 7.760 đồng/lít, tính đến thời điểm này, giá xăng dầu được cho là đã thấp nhất trong vòng 4 năm qua. 

Nhiều hãng xe vẫn cố tình “làm ngơ” không chịu giảm giá vé.

Giảm nhỏ giọt để đối phó

Trước đây, khi xăng dầu liên tiếp giảm giá, nhiều hãng taxi vẫn “treo giá” ở mức “trên trời”. Phải đến khi báo chí vào cuộc đưa tin, dư luận tạo sức ép, các hãng taxi mới rục rịch “đăng đàn” tuyên bố giảm. Tuy nhiên, mức giảm quá khiêm tốn của những “ông lớn” taxi khiến nhiều người cảm thấy “nản lòng”. Và bây giờ, đến lượt hầu hết các công ty xe khách giở trò “chầy bửa”, kiên quyết không giảm giá vé.

Video tham khảo: 

Xăng giảm kỷ lục hơn 2.000đ/lít 

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc bến xe khách phía Nam (Giáp Bát-Hà Nội) cho biết, hiện nay ở bến xe Giáp Bát có hơn 100 doanh nghiệp đăng ký khai thác tuyến đi phía Nam. Tuy nhiên, đến thời điểm chiều ngày 31/12/2014, chỉ có 26 nhà xe thông báo sẽ giảm giá cược vận tải. Điều đáng nói ở chỗ, mức giảm giá của các hãng vận tải này chỉ “nhỏ giọt” trên dưới 5\%.

“Theo bảng danh sách các đơn vị giảm giá vé, có một điều tôi cảm thấy ngạc nhiên chính là việc nhà xe chạy các tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Nam, Ninh Bình... đồng loạt chỉ giảm 5.000 đồng/lượt. Mức giảm này là quá ít so với mức giảm giá xăng dầu. Thậm chí, công ty Cổ phẩn và Dịch vụ Phúc Hưng chạy tuyến Giáp Bát-Cẩm Khê chỉ giảm 3.000 đồng”, ông Thành cho biết.

Ông Nguyễn Tất Thành.

Cũng theo vị giám đốc này, hiện nay có rất nhiều nhà xe vẫn “làm ngơ” trước việc giảm giá vé. Đó là HTX vận tải Hoàng Sơn chạy từ Hà Nội về các huyện của Thanh Hóa; công ty Cổ phần liên hiệp ô tô Hà Nam Ninh... Khi PV đặt câu hỏi về việc, liệu có tình trạng các nhà xe “bắt tay” nhau để quyết không giảm giá vé, ông Thành cho rằng, vẫn chưa có cơ sở để chứng minh.

“Theo tôi, một phần nguyên nhân các hãng xe không chịu giảm giá vé là do hiện nay thủ tục hành chính của chúng ta quá rườm rà. Một hãng xe muốn giảm giá vé cần phải khai báo với rất nhiều cơ quan chức năng trước khi thông báo in vé đối với ban quản lý bến xe và khoảng nửa tháng mới lấy được quyết định. Bên cạnh đó, từ trước đến nay, thị trường xăng dầu của nước ta nổi tiếng tăng, giảm “ngẫu hứng”. Nhiều hãng sợ rằng, vừa hôm trước nhận được quyết định giảm giá vé thì ngày hôm sau giá xăng lại tăng khiến họ mất công điều chỉnh”, ông Thành nhận định.

Theo bảng kê danh sách các hãng xe giảm giá cước vận tải tại bến Giáp Bát và Mỹ Đình, theo quan sát của PV, có hãng xe đã thông báo giảm vé từ trung tuần tháng 11/2014, tuy nhiên cũng không ít nhà xe mới giảm cách đây vài ngày. Bên cạnh những nhà xe tỏ ra “chây ỳ” thì nhiều doanh nghiệp vận tải cũng giảm giá “khá sâu” như công ty Cổ phần xe khách Đắk Lắk chạy tuyến Buôn Mê Thuột-Hà Nội với mức giảm lên đến 110 ngàn đồng/lượt (từ 800.000 xuống 690.000 đồng/vé).

Để tìm hiểu rõ hơn về việc các nhà xe không chịu tuân theo quy luật của thị trường, PV đã liên lạc với một số nhà xe. Trao đổi với chúng tôi, đại diện công ty Cổ phần vận tải liên hợp ô tô Hà Nam Ninh, công ty có khá nhiều xe chạy tuyến Nam Định – Hà Nội cho biết: “Hiện tại công ty chỉ mới đang lên kế hoạch cho việc giảm giá vé. Nhưng, nếu có giảm giá thì chúng tôi cũng chỉ ra thông báo sau Tết Nguyên đán”.

Lý giải về kế hoạch giảm giá vé muộn màng, vị đại diện này cho hay: “Thực ra thời gian gần đây, chúng tôi cũng biết, nhiều nhà xe giảm giá từ 5-10\%, tùy thuộc vào các tuyến. Tuy nhiên, ai cũng biết, ở Việt Nam giá xăng dầu lên xuống thất thường. Các nhà xe cũng phải “nhìn nhau” và nghe ngóng xem xăng dầu có tăng trở lại hay không. Hơn nữa, mấy năm nay, kinh tế khó khăn, số lượng khách chủ yếu đông vào mấy ngày nghỉ Tết, còn ngày thường, lượng khách rất ít, trong khi các nhà xe mọc lên như nấm. Không có khách, cộng thêm việc công ty phải trả lương thưởng cho nhân viên và các khoản phụ phí khác nên chúng tôi phải cân nhắc trong việc giảm giá vé”.

Hầu hết các công ty không chịu giảm giá vé đều đưa ra lý do tương tự như công ty Cổ phần vận tải liên hợp ô tô Hà Nam Ninh. Tuy nhiên, rõ ràng lời giải thích này không hợp lý. Không thể bắt khách hàng phải “chia sẻ” và “gánh” thay cái sự khó khăn của các nhà xe được. Bởi, khi xăng tăng giá, hầu như tất cả các nhà xe đều không ngần ngại lập tức tăng giá vé ngay.

Thiếu chế tài xử lý, các nhà xe cố tình “chầy bửa”

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) cho hay, theo thống kê, hiện tại bến Mỹ Đình có khoảng 150 doanh nghiệp vận tải đăng ký kinh doanh. Đến nay, có trên 70\% doanh nghiệp giảm giá vé; trung bình mỗi doanh nghiệp giảm từ 7\% đến 10\%. Cao nhất là 17\%. Đối với số lượng gần 30\% doanh nghiệp đang “án binh bất động”, lãnh đạo bến xe cũng đang có sự đốc thúc để họ giảm giá vé.

“Tôi cũng đã nghe thông tin nhiều doanh nghiệp vận tải đồng loạt “bắt tay” nhau không giảm giá, nhưng chúng tôi chưa phát hiện ra trường hợp nào cụ thể. Nếu có vấn đề này, chúng tôi sẽ báo cáo lên các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời. Bởi chúng tôi chưa có chế tài để xử lý vấn đề này”, ông Tuấn chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Tất Thành, hiện nay, ban quản lý các bến xe khách không có quyền được can thiệp quá sâu vào việc điều chỉnh giá vé của các hãng vận tải. Đối với những hãng xe tăng giá quá nhiều, ban quản lý bến xe chỉ nhắc nhở, thậm chí là “tuýt còi” để yêu cầu họ dừng lại và không có chế tài gì để phạt hành chính.

“Kể từ khi xăng dầu giảm 2000 đồng/lít ngày 22/12, tôi cũng có cho nhân viên gọi điện cho hầu hết các nhà xe để vận động họ giảm giá vé. Tuy nhiên, khi họ “án binh bất động” thì mình cũng không thể làm gì được. Theo tôi nhận định, trong khoảng 10 ngày tới, sẽ có rất nhiều hãng xe ra thông báo giảm giá cước”, vị Giám đốc bến xe Giáp Bát bày tỏ.

Cùng quan điểm, dẫn lời Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, giá cước vận tải ô tô đã được Nhà nước cho phép vận hành theo cơ chế thị trường. Chính vì vậy, không thể dùng các biện pháp hành chính để buộc các nhà xe giảm giá. Vị này cũng cho rằng, để giải quyết trước mắt, cơ quan Nhà nước nên công khai các doanh nghiệp nào không chịu giảm giá vé để “bêu xấu” và biểu dương những doanh nghiệp giảm giá sâu.

Dẫn lời Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Anh Tuấn, cơ quan này đã yêu cầu các đơn vị quản lý giá địa phương có văn bản gửi các DN đề nghị kê khai giảm giá cước, tính toán lại chi phí đầu vào. Nếu các doanh nghiệp không kê khai lại giá theo thời hạn nhất định, sẽ bị xử phạt. Doanh nghiệp kê khai chiếu lệ sẽ bị kiểm tra yếu tố làm giá. Thông tin báo chí đưa các hãng vận tải “bắt tay” nhau không giảm giá nếu có thật, tức là các doanh nghiệp này vi phạm Luật Cạnh tranh”.

Tin nổi bật