Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xác định các bảo vật vô giá bị đánh cắp tại bảo tàng Đức gây chấn động thế giới

(DS&PL) -

Những kẻ xâm nhập đã vô hiệu hóa chuông báo cháy, đập vỡ cửa kính và lấy đi những trang sức vô cùng quý giá tại bảo tàng Green Vault ở Đức.

Những kẻ xâm nhập đã vô hiệu hóa chuông báo cháy, đập vỡ cửa kính và lấy đi những trang sức vô cùng quý giá tại bảo tàng Green Vault ở Đức.

Bảo tàng Green Vault. Ảnh: The Guardian 

Hôm qua (25/11), những kẻ trộm đã đột nhập bảo tàng Green Vault (miền đông nước Đức) và lấy đi các đồ trang sức và kho báu trị giá tới 1 tỷ Euro (1,1 tỷ USD) .

Vụ cướp kinh hoàng diễn ra sau khi một đám cháy bùng phát tại điểm phát điện gần đó, vô hiệu hóa báo động của bảo tàng và khiến cả khu vực chìm trong bóng tối.

Mặc dù bị cắt điện, một camera giám sát đã quay được cảnh hai người đàn ông đột nhập vào Green Vault, một trong những bộ sưu tập trang sức và kho báu lớn nhất châu Âu.

Volker Lange, người đứng đầu sở cảnh sát Dresden, cho biết những tên trộm đã đập vỡ một cửa sổ, cắt thủng rào chắn trước khi tiếp cận và phá vỡ một tủ trưng bày trong Phòng Ngọc của Green Vault.

Giám đốc bảo tàng Marion Ackermann cho biết các mặt hàng bị đánh cắp bao gồm 3 bộ kim cương vô giá của hoàng cung, một dây chuyền 63,8 cm được đính ngọc lục bảo và một viên sapphire nặng 547,71 carat.

Viên sapphire này được trao tặng cho August the Strong bởi Sa hoàng Peter I của Nga vào năm 1698. Lúc đó, nhà lãnh đạo Ba Lan cũng đã tặng lại cho người đồng cấp của mình một viên kim cương khổng lồ khác.

Một tác phẩm khác bị trộm đó là bộ pha cà phê bằng vàng từ năm 1701 của thợ kim hoàn Johann Melchior Dinglinger, được trang trí với tượng thiên thần.

Mô tả giá trị của kho báu bị trộm, ông Ackermann cho biết: “Chúng vô giá tới mức sẽ không thể bán chúng trên thị trường công khai”.

“Chúng tôi đang nói về những đồ vật có giá trị văn hóa gần như không thể đo đếm được, đó là di sản văn hóa thế giới. Không có nơi nào khác trên thế giới có một bộ sưu tập trang sức lớn như này, cả về chất lượng và số lượng”, Dirk Syndram, một nhân viên bảo tàng nói.

Bản vẽ bao quát bảo tàng Green Vault. Ảnh: The Guardian 

Bộ sưu tập khổng lồ tại Green Vault được lập vào thế kỷ 18 bởi August the Strong, Người được chọn của Sachsen và là Quốc vương Ba Lan. Tại đây nổi tiếng nhất với viên “Kim cương Xanh” tuyệt đẹp nặng 41 carat - đã được Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan New York cho bảo tàng Green Vault mượn vào thời điểm bị đột nhập.

Các vật phẩm khác được triển lãm ở Dresden bao gồm tác phẩm điêu khắc của hoàng gia Ấn Độ từ thế kỷ 18, được làm từ vàng, bạc, men, đá quý và ngọc trai. 

Ngoài ra, còn có bộ cà phê bằng vàng năm 1701 được tạo tác bởi thợ kim hoàn hoàng gia Johann Melchior Dinglinger, được trang trí với các tượng thiên thần.

Kho báu của Green Vault tồn tại sau các cuộc ném bom của quân Đồng minh trong Thế chiến II và từng được Liên Xô lấy làm chiến lợi phẩm. Chúng được trao trả cho Dresden, thủ phủ lịch sử của bang Saxony, vào năm 1958.

Thống đốc Michael Kretschmer nói vụ trộm là một đòn giáng mạnh vào toàn bang.

"Các công trình trong Green Vault và Cung điện được xây dựng bởi người dân Saxony với nhiều thế kỷ lao động cật lực", ông cho biết.

Sự việc sáng 25/11 là vụ trộm nghiêm trọng thứ hai tại Đức trong nhiều năm qua, sau vụ đồng vàng 24 carat nặng 100 kg bị lấy khỏi bảo tàng Bode ở thủ đô Berlin hồi năm 2017.

Một số bảo vật khách tại bảo tàng Green Vault 

Con tàu bằng ngà voi và vàng này, được nâng đỡ bởi tượng Hải Vương, là tác phẩm cuối cùng của thợ chạm khắc nổi tiếng người Hà Lan Jacob Zeller. 

Cuốn sổ tay bằng vàng và mai rùa này được tạo tác bởi thợ kim hoàn Pierre Triquet và Johann Hendrick Kohler. 

Mô hình nạm ngọc này của triều đình Mughal tiêu tốn của Augustus nhiều hơn so với việc xây dựng lâu đài Moritzburg. Ảnh: Staatliche Kunstsammlungen Dresden.

Cổ vật chén nho là một trong những kho báu được trưng bày trong Green Vault. Hầm Xanh bao gồm 10 phòng lớn với khoảng 3.000 trang sức và các kiệt tác khác. 

Mộc Miên (Theo The Guardian)

Tin nổi bật