Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vương triều duy nhất không có hôn quân, trải qua 10 đời hoàng đế đều siêng năng chính sự

(DS&PL) -

Một vị hôn quân có sức phá hoại vô cùng lớn, có thể phá hủy cả tất cả thành tựu mà các vị hoàng đế tốt để lại.

Một vị hôn quân có sức phá hoại vô cùng lớn, có thể phá hủy cả tất cả thành tựu mà các vị hoàng đế tốt để lại.

Một vị hôn quân có thể phá hủy cả một chính quyền. 

Vào thời kỳ phong kiến cổ đại trong lịch sử Trung Quốc, một vị hôn quân có sức phá hoại vô cùng lớn. Họ có thể phá hủy cả tất cả nền móng cơ bản, thành tựu mà các vị hoàng đề tốt để lại.

Hôn quân trong lịch sử không hề ít. Ví như Tần Nhị Thế Hồ Hợi, chỉ biết vui chơi không biết đại cục, cuối cùng tự tay hủy hoại nhà Tần, chính quyền mà Tần Thủy Hoàng phải trải qua bao khó khăn mới gây dựng được.

Hay như Tống Huy Tông, được xem là một nhân tài về nghệ thuật nhưng lại không làm tốt công việc của hoàng đế, cuối thời lại hoan lạc, khiến dân chúng lầm than, dẫn đến loạn Tĩnh Khang, Bắc Tống diệt vong.

Thời xưa, việc đánh giá một vị hoàng đế có tốt hay không chủ yếu dựa vào việc người đó có siêng năng hay lười biếng với việc nước. Hoàng đế một ngày trăm công nghìn việc, thế nên thời đại nào cũng có những vị hoàng đế không chịu nổi áp lực này. Tuy nhiên, thời nhà Thanh lại là một ngoại lệ.

Nhà Thanh luôn sản sinh ra những vị hoàng đế siêng năng chính sự.

Từ thời Hoàng Thái Cực đến hết Quang Tự, nhà Thanh trải qua 10 đời hoàng đế đều rất siêng năng chính sự, không có ai mê mải chốn hậu cung. Trong thời kỳ hoàng quyền, đây là một trường hợp rất hiếm. Vậy tại sao nhà Thanh có thể làm được như vậy?

Điều này bắt ngồn từ cách giáo dục hoàng thất của triều đại nhà Thanh. Mặc dù nhà Thanh là được thành lập bởi một bộ tộc thiểu số nhưng họ luôn ngưỡng mộ văn hóa người Hán.

Khi Hoàng Thái Cực vẫn còn ngoài biên ải đã từng cho người từ Liêu Đông tìm một giáo viên tên là Cung Chính Lục về dạy học cho các hoàng tử. Khi đó, Hoàng Thái Cực còn đặc biệt thiệt lập một hệ thống gọi là Hoằng Văn viện, chuyên dạy các hoàng đế, thân vương và hoàng tử.

Ngoài ra, Hoàng Thái Cực còn cho người dịch lại những cuốn sách như Tứ thư, Lục thao, Tam lược,... để cho các đại thần cùng đọc.

Nhà Thanh có hệ thống giáo dục nghiêm khắc với các hoàng tử.

Hoàng Thái Cực tin rằng, giáo dục là một trong những vũ khí quan trọng để củng cố sự thống trị của một vương triều. Sau khi ngồi vững giang sơn, việc giáo dục cho hoàng tộc càng được các bậc đế vương nhà Thanh coi trọng.

Nền giáo dục của hoàng tộc nhà Thành trải qua nhiều năm cải cách và hoàn thiện, đã trở thành một hệ thống được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đương thời, giáo dục hoàng tộc nhà Thanh chia thành 2 hệ thống, một là Thư phòng, nơi dạy học cho các hoàng tử. Hệ thống còn lại là Nam thư phòng, chuyên giảng giải cho hoàng đế.

Vào thời nhà Thanh, các hoàng tử được giáo dục rất nghiêm khắc. Ngay khi lên 6 tuổi, họ sẽ được gửi đến Thư phòng.

Mỗi ngày vào canh 5, họ đã phải dậy chuẩn bị để đi học (canh 5 là từ 3h-5h theo giờ hiện tại), quanh năm gần như không ngày nghỉ. Phạm vi được học của họ cũng rất rộng, từ kinh sử tự tập cho đến cưỡi ngựa bắn cung, từ Mãn văn cho đến Hán văn, tất cả đều phải học.

Không giống như đa phần triều đại trước đó đều truyền ngôi cho trưởng tử, các Hoàng đế nhà Thanh thường tìm người xứng đáng để chuyển giao quyền lực và hệ thống giáo dục các hoàng tử của họ đào tạo ra nhiều sự lựa chọn thừa kế xuất sắc cho ngai vàng.

Thời nhà Thanh, các hoạn quan không được phép tham chính.

Ngoài tầm quan trọng của việc giáo dục hoàng tộc, nhà Thanh còn rút kinh nghiệm từ những nguyên nhân thất bại của các triều đại trước.

Theo quan điểm của nhà Thanh, sự suy tàn thường diễn ra vào giữa và cuối các triều đại, thời điểm các hoàng đế bắt đầu buông lỏng chính sự khi thiên hạ vừa ổn định thái bình. Điều này khiến bộ máy chính quyền nảy sinh tình trạng hoạn quan tham chính, khiến bách tính lầm than, thiên hạ quay về thời loạn.

Để tránh tình trạng trên, nhà Thanh cho rằng các hoàng đề phải luôn luôn siêng năng với chính sự, như vậy mới có thể tránh được nguy cơ bị diệt vong.

Vì vậy, ngày từ đầu, chính quyền nhà Thanh đã thành lập nhiều hệ thống để giúp hoàng đế có thể nắm chắc quyền lực trong tay. Ví dụ, hoạn quan không thể tham chính, không thể rời cung, điều động quân đội,...

Đổi lại điều đó, cả một quốc gia, bất kể chuyện lớn hay nhỏ đều do đích thân hoàng để xử lý, khiến cường độ làm việc của họ thường rất cao. Hoàng đế Ung Chính là một ví dụ, ông quanh năm luôn bận rộn chính sự từ sáng đến đêm, thậm chí còn gần như không có thời gian sưởi ấm hậu cung của mình.

Sau này,Mặc dù thời kỳ cai trị của Hoàng đế Quang Tự (vị hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh) và người tiền nhiệm Hoàng đế Đồng Trị, đánh dấu sự suy vong của Đại Thanh. Tuy nhiên, những cải cách của họ trong thời kỳ ấy khiến cho nền kinh tế Trung Quốc được phục hồi và được mở rộng sang thị trường quốc tế, được sử sách gọi là "Đồng Quang trung hưng".

Mặc dù sự trung hưng này không phục hồi vị thế nhà Thanh, nhưng khiến cho triều đại này tiếp tục cai trị Trung Quốc thêm 60 năm.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Tin nổi bật