Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ xả đập bất thường ở Kỳ Anh: Cú đâm sau lưng sự thật

(DS&PL) -

Một mặt, lãnh đạo Hà Tĩnh đề nghị báo chia sẻ với địa phương, “giảm nhiệt” tin bài về sự cố. Mặt khác, vị này làm báo cáo giải trình, cho rằng báo đã phản ánh không đúng.

Một mặt, lãnh đạo Hà Tĩnh đề nghị báo chia sẻ với địa phương, “giảm nhiệt” tin bài về sự cố. Mặt khác, vị này làm báo cáo giải trình, cho rằng báo đã phản ánh không đúng bản chất sự việc.

Ngày 19/7/2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có Công văn 3353/UBND - NL báo cáo các cơ quan chức năng về kết quả xử lý thông tin báo nêu. Trong đó, cụ thể có vấn đề báo Người đưa tin phản ánh về sự xả đập bất thường ở thượng nguồn sông Trí (TX Kỳ Anh – Hà Tĩnh) sau khi có phát hiện việc chôn lấp chất thải Formosa trong trang trại ông Lê Quang Hòa (Giám đốc Công ty Môi trường – Đô thị Kỳ Anh).

Bản báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh được cho là "cú đâm sau lưng sự thật"

Bản báo cáo này (không được gửi đến báo Người đưa tin) cho rằng, việc Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh chỉ đạo việc xả đập là đúng quy định, theo yêu cầu cấp sử dụng nước nông, công nghiệp trên địa bàn. Ngoài ra, báo cáo này khẳng định, báo Người đưa tin và các báo khác đã đặt nghi vấn việc xả thải sẽ làm xóa dấu tích chỗ chôn lấp chất thải Formosa trong trang trại ông Lê Quang Hòa là không có cơ sở. UBND tỉnh này lý giải: Nền đất tự nhiên tại điểm chôn lấp chất thải ấy (do nhóm PV báo Người đưa tin phát hiện) cao hơn cao trình mực nước đập Sông Trí.

Qua báo cáo và những gì báo phản ánh, có thể thấy rằng, người tham mưu văn bản và người ký văn bản đã không đọc hoặc hiểu sai những thông tin báo đã nêu. Trong loạt bài trên, báo Người đưa tin không tự đặt ra bất kỳ một sự nghi vấn nào. Những nghi vấn này do người dân địa phương và các chuyên gia đặt ra sau khi phát hiện ra sự bất thường của việc xả đập trên (báo chỉ nêu lại các nghi vấn đó).

Bài báo nêu rằng: Việc xả đập có thể làm mất hết các dấu trầm tích trong khe suối, mạch nước ở khu vực hạ lưu điểm chôn chất thải; gây khó khăn cho việc điều tra của các cơ quan chức năng. Báo Người đưa tin không có một dòng nào khẳng định, việc xả đập sẽ xóa dấu vết “điểm chôn lấp chất thải” như phản ứng của UBND tỉnh Hà Tĩnh trong bản báo cáo.

Chất thải Formosa phát hiện chôn trong trang trại ông Hòa

Mặt khác, báo Người đưa tin cũng phản ánh nghi vấn, ngoài điểm chôn chất thải Formosa tại trang trại ông Hòa, có thể còn có nhiều điểm chôn khác ở khu vực hạ lưu đập Sông Trí, chưa được phát hiện. Việc xả đập như vậy, có thể làm khỏa lấp, làm mất dấu tích của các điểm chôn lấp này. Và nghi vấn ấy của người dân là có cơ sở rất thuyết phục. Sau khi báo Người đưa tin phản ánh, Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cho dừng ngay việc xả nước bất thường, người dân và các cơ quan chức năng đã phát hiện thêm ít nhất 2 điểm chôn chất thải khác ở khu vực hạ lưu đập Sông Trí.

Ngoài các phát biểu của người trong cuộc, văn bản đề nghị cấp nước của chính đơn vị Formosa…, Công văn số 344 của Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, viện dẫn lý do xả đập nêu rất rõ: “Căn cứ nhu cầu sử dụng nước của Công ty TNHH gang thép Hưng nghiệp Formora”. Vậy nhưng, tại báo cáo gửi các cơ quan chức năng, UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định: Báo nêu, xả đập theo yêu cầu của Formosa là không đúng(?!).

Công văn này thể hiện rõ, căn cứ để xả đập là theo nhu cầu của Formosa

Và đây là văn bản đề nghị cấp nước từ phía Formosa

Sau khi loạt bài phản ánh về sự xả đập bất thường, ngày 16/7, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Giám đốc Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh và các cơ quan chức năng tại địa phương này đã có cuộc gặp mặt báo chí để giải thích về “sự cố” trên. Tại buổi làm việc, ông Ngô Đức Hợi, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi khẳng định, tại thời điểm xả đập, ông và cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này không hề nhận được thông báo từ phía công ty. Ông Hợi cũng thừa nhận, việc xả đập theo phản ánh là sai quy trình, đề nghị công ty rút kinh nghiệm sâu sắc. Ông Hợi lưu ý thêm, việc xả đập vào thời điểm nắng nóng, ngay sau khi phát hiện điểm chôn chất thải sẽ dẫn đến sự hiểu nhầm và gây bức xúc trong dư luận.

Còn ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, tuy phủ nhận việc xả đập là để xóa dấu vết chất thải Fomosa, nhưng cũng thừa nhận sự vội vàng, xả đập sai quy trình; lẽ ra phải thông báo sớm hơn hoặc nên lựa chọn một thời điểm hợp lý. Các thành viên tham gia cuộc trao đổi này, cũng đều cho rằng, cấn phải rút kinh nghiệm.

Cùng thời điểm, ông Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã gọi điện cho đại diện báo Người đưa tin tại Miền Trung đề nghị và mong báo chia sẻ với địa phương, giúp “giảm nhiệt” tin bài về sự việc này. Ông Thắng cũng cho biết, tỉnh sẽ quyết liệt chỉ đạo, làm rõ các vấn đề báo nêu. Với tinh thần thiện chí, sau đó, chúng tôi đã tạm dừng đăng tải các ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý và người dân xung quanh “sự cố” trên.

Nhưng lấy làm bất ngờ, khi chúng tôi cho tạm dừng các bài viết phản ánh, thì UBND tỉnh Hà Tĩnh lại có văn bản quy chụp, gửi các cơ quan chức năng, cho rằng báo đã phản ánh không đúng bản chất sự việc. Câu hỏi đặt ra: UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thiếu tinh thần cầu thị hay không nghiên cứu kỹ nội dung các bài báo? Có hay không, sự phản ứng vội vàng này là “cú đâm sau lưng” sự thật?

Nguồn: người đưa tin

Tin nổi bật