Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ sản xuất thuốc giả, thu lợi gần 200 tỷ đồng: Chân dung kẻ cầm đầu và kịch bản bán thuốc giả

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Tại cơ quan công an, Nguyễn Tiến Đạt - một trong những kẻ cầm đầu đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Theo thông tin từ báo Người lao động, ngày 17/4, Sở Y tế Thanh Hóa đã có văn bản trả lời Bộ Y tế liên quan tới vụ việc Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả, buôn bán thuốc giả "khủng" với số lượng lớn, tinh vi do Nguyễn Tiến Đạt (SN 1991; trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) và Trịnh Doãn Giáo (SN 1985; trú tại quận Bình Tân, TP.HCM) cầm đầu.

Theo đó, Sở Y tế Thanh Hóa và các cơ quan chức năng, chưa phát hiện các sản phẩm thuốc giả nói trên tại cơ sở khám chữa bệnh công lập. Lý do là các loại thuốc này không có giấy tờ hợp lệ để tham gia đấu thầu. Phần lớn số thuốc giả được tiêu thụ qua mạng và các kênh bán lẻ.

Đường dây sản xuất thuốc giả, buôn bán thuốc giả "khủng" với số lượng lớn. Ảnh: Báo An ninh Thủ đô.

Trong số 21 loại sản phẩm đã bị cơ quan công an thu giữ có 4 loại giả thuốc tân dược (44 hộp Tetracyclin, 40 hộp Clorocid, 49 hộp Pharcoter, 52 hộp Neo-Codion). Đây là những thuốc giả được làm giống với các thuốc đang được công bố lưu hành; còn lại là 39.323 hộp gồm 17 loại sản phẩm giả nghi là thuốc đông dược, sản phẩm có nhãn ghi mục đích sử dụng như thuốc chữa bệnh.

Ngoài ra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hoá đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 14 đối tượng liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.

Điều đáng nói, trong số 14 bị can bị khởi tố, công an xác định không có người nào có trình độ, chuyên môn về sản xuất thuốc.

Theo kết quả điều tra ban đầu, Nguyễn Tiến Đạt cầm đầu 1 nhóm người câu kết với nhóm của Trịnh Doãn Giáo cầm đầu đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, xương khớp đã đầu tư dây chuyền, máy móc sản xuất và nghiên cứu các thành phần của thuốc tân dược.

Nguyễn Tiến Đạt và Trịnh Doãn Giáo cầm đầu đường dây. Ảnh: Báo Người lao động.

Sau đó, bọn chúng đặt mua các nguyên liệu là dược phẩm, dược liệu, thảo mộc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuê nhân công trộn lẫn nghiền thành bột, sử dụng máy móc đóng thành viên nang, ép vỉ, đóng gói thành phẩm thuốc giả sau đó bán ra thị trường qua các kênh phân phối.

Tại cơ quan công an, Nguyễn Tiến Đạt đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình và tỏ ra ăn năn hối lỗi. "Em rất ân hận về hành vi vi phạm pháp luật của mình khi mua bán thuốc giả", Đạt khai.

Theo Vietnamplus, qua đấu tranh, các đối tượng khai nhận, từ năm 2021 đến khi bị bắt đã bán ra thị trường số lượng thuốc giả rất lớn, số tiền thu lời bất chính ước tính gần 200 tỷ đồng.

Một trong những phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội mới mà các đối tượng sử dụng, đó là đối với các loại thuốc chữa bệnh về xương khớp, các đối tượng không làm giả các sản phẩm có sẵn đang lưu hành trên thị trường trong và ngoài nước mà tự đặt ra những tên thuốc cũng như tên Công ty có trụ sở ở nước ngoài, chủ yếu là tại Hong Kong, Malaysia, Singapore... nên rất dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

11/14 đối tượng liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh. Ảnh: Báo Người lao động.

Về thủ đoạn sản xuất, các đối tượng đã thuê kho làm địa điểm sản xuất tại những khu vực vắng người qua lại, ngõ cụt nằm sâu trong hẻm trên địa bàn thành phố Long Xuyên, An Giang, TP.HCM và Hà Nội, sau đó thuê công nhân sản xuất là anh em người nhà hoặc người quen tại các địa phương khác.

Đối với các loại “giả mạo” nguồn gốc nước ngoài thì các đối tượng giới thiệu đây là hàng “xách tay” nên không có hoá đơn chứng từ kèm theo để lấy lòng tin của người mua hàng. Giai đoạn để tạo dựng lòng tin các đối tượng thường mua thuốc thật trà trộn vào nguồn thuốc giả do các đối tượng sản xuất bán ra thị trường để đối phó với sự kiểm tra của các cơ quan chức năng. Sau đó, khi đã có lượng khách hàng nhất định, các đối tượng chỉ bán những loại thuốc giả tự sản xuất, đa phần khách hàng hướng tới nhóm dược sỹ kinh doanh thuốc tự do tại các chợ thuốc.

Nhiều máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất như: dây chuyền sản xuất, máy ép, khuôn ép vỉ, băng keo dán và hàng nghìn các sản phẩm hàng hoá là thuốc chữa bệnh khác chưa xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Tổng khối lượng thuốc tân dược giả và nguyên liệu để làm thuốc tân dược giả là gần 10 tấn.

Tin nổi bật