Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ cô giáo cho hơn 40 học sinh tát bạn: Luật sư nói gì?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Theo luật sư, hành vi cho 42 học sinh trong lớp tát bạn của nữ giáo viên ở huyện Thường Tín (Hà Nội) sẽ không mang lại hiệu quả tích cực cho giáo dục mà chỉ làm

(ĐSPL) - Theo luật sư, hành vi cho hơn 40 học sinh trong lớp tát bạn của nữ giáo viên ở huyện Thường Tín (Hà Nội) sẽ không mang lại hiệu quả tích cực cho giáo dục mà chỉ làm tăng thêm ý thức coi thường sức khỏe, danh dự của người khác, làm nảy sinh những mâu thuẫn trong lớp, trong trường, làm nguy cơ gia tăng tình trạng bạo lực học đường...

Liên quan đến vụ nữ giáo viên tên T. (trường Tiểu học Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội) cho hơn 40 học sinh tát vào mặt học trò Đ.T.L. (học lớp 4), luật sư Đặng Văn Cường – Văn phòng luật sư Chính Pháp – Đoàn luật sư TP Hà Nội nhận định, có thể nói rằng trong một xã hội văn minh thì cách giáo dục theo kiểu "thương cho roi, cho vọt" không còn phù hợp theo đúng nghĩa của nó. Trong môi trường giáo dục của chúng ta hiện nay, câu chuyện bạo lực học đường đang là vấn đề gây nhiều bức xúc trong dư luận, gây lo lắng cho phụ huynh học sinh...

“Vì vậy, những sự việc giáo viên cho các học sinh đánh bạn ngay tại lớp như thế này là không thể chấp nhận được. Sự việc này chưa biết có thể làm cho em bị đánh "sợ" đến mức không dám nói bậy nữa hay không nhưng chắc chắn rằng sẽ nhồi nhét vào đầu các học sinh khác cách giải quyết vấn đề bằng "cơ bắp", bằng bạo lực chứ không phải là vấn đề giáo dục, nhận thức bằng lý lẽ, kiến thức” - luật sư Cường nói.

Em Đ.T.L bị hơn 40 bạn cùng lớp tát vào mặt 

Theo luật sư Cường, sự việc này sẽ không mang lại hiệu quả tích cực cho giáo dục mà chỉ làm tăng thêm ý thức coi thường sức khỏe, danh dự của người khác, làm nảy sinh những mâu thuẫn trong lớp, trong trường, làm nguy cơ gia tăng tình trạng bạo lực học đường... Vì vậy, vụ việc này Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu làm rõ, xử lý nghiêm là hoàn toàn có cơ sở.

Về mặt pháp luật, luật sư Cường cho hay, biện pháp xử lý (chế tài) mà nhà trường, các cơ quan chức năng có thể áp dụng đối với giáo viên nêu trên là kỷ luật theo luật viên chức, yêu cầu bồi thường thiệt hại và có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự.

Luật sư Đặng Văn Cường – Văn phòng luật sư Chính Pháp – Đoàn luật sư TP Hà Nội

Với mức độ kỷ luật thì có thể áp dụng quy định tại Điều 11, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP về kỷ luật viên chức.

Ngoài ra, nếu giáo viên này là Đảng viên thì còn bị xem xét kỷ luật đảng theo quy định của Điều lệ đảng.

[poll3]597[/poll3]

"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;".

"Điều 11. Cảnh cáo

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

1. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng;

2. Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của đơn vị;

3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp;

4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng;

5. Phân biệt đối xử dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức;

6. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội;

7. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

8. Sử dụng trái phép chất ma túy bị cơ quan công an thông báo về đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đang công tác;

9. Viên chức quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm quản lý, để viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

10. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;

11. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật".

Tin nổi bật