Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ bắt giam cựu chủ tịch PVN: Văn phòng Chính phủ nói gì?

(DS&PL) -

Chỉ một năm sau khi được bổ nhiệm, ông Sơn đã bị cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt giam để điều tra về những vi phạm pháp luật trước đó.

Chỉ một năm sau khi được bổ nhiệm, ông Sơn đã bị cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt giam để điều tra về những vi phạm pháp luật trước đó.

[mecloud]SD5deWWF34 [/mecloud]

Quy trình chặt chẽ nhưng vẫn để lọt

Chủ trì buổi họp báo Văn phòng Chính phủ thường kỳ tháng 7, chiều tối 31/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nhận hàng loạt câu hỏi liên quan việc bổ nhiệm cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) Nguyễn Xuân Sơn.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc ông Sơn có những sai phạm nghiêm trọng từ thời đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Ocean Bank mà vẫn được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, để rồi chỉ 1 năm sau đã bị phế chức, rơi vào vòng lao lý, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói “đây là một câu chuyện dài”. Tuy nhiên, đối với công tác cán bộ, việc bổ nhiệm tới chức vụ như ông Sơn thì ở Việt Nam có một quy trình khá đầy đủ để từng cán bộ, từng tổ chức có trách nhiệm triển khai.

 “Quy trình đề ra là chặt chẽ, có từng bước, từng khâu công việc cụ thể để nhận xét, đánh giá, xem xét các điều kiện và thẩm định các vấn đề có liên quan tới cán bộ được bổ nhiệm. Việc thẩm định cũng rất công khai, minh bạch, dân chủ, phải lấy ý kiến của từng tổ chức, có thẩm tra, đối chứng của cơ quan có trách nhiệm”, ông Nên nói.

Tuy vậy, theo ông Nên, qua quá trình này vẫn không phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật của một con người cụ thể như trường hợp của ông Sơn. “Dư luận có lý khi đặt vấn đề, quy trình chặt chẽ như vậy vẫn không có kết quả, vẫn để lọt cán bộ như vậy. Việc không phát hiện hay không thể phát hiện hoặc có phát hiện nhưng không làm theo quy định sẽ được tiếp tục làm rõ”, ông Nên nói và cho rằng, các khâu kiểm soát đã lọt. Ông Sơn được bổ nhiệm chức vụ cao nhất tại PVN vì theo nguyên tắc, khi và chỉ khi có đủ căn cứ chứng minh một con người có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan điều tra mới áp dụng biện pháp ngăn chặn cần thiết.

Khi ông Sơn rời Ocean Bank, vẫn chưa có đủ căn cứ cần thiết để lên tiếng, chặn đường phấn đấu của một công dân, một cán bộ. Cho đến khâu cuối cùng, qua nhiều nguồn tin, cơ quan điều tra đã điều tra và phát hiện ra những hành vi vi phạm của cựu Chủ tịch PVN.

Đánh giá đạo đức, phẩm hạnh là rất khó

Về việc ông Sơn vẫn tháp tùng lãnh đạo Đảng đi Mỹ trước khi mất chức, bị bắt có ít ngày, ông Nên cho rằng, khi đó chưa đủ căn cứ phát hiện nên việc ông Sơn đi Mỹ là bình thường. “Trong các khâu bổ nhiệm một con người có khâu quan trọng hàng đầu là công tác cán bộ, đây là khâu khó nhất trong các khâu. Trong công tác cán bộ, đánh giá năng lực có thể còn dễ nhưng đánh giá về nhân phẩm, đạo đức, phẩm hạnh của một con người thì thực sự rất khó”, ông Nên nói.

Ông cho rằng, qua vụ việc này, cho dù các khâu không phát hiện, hoặc không thể phát hiện ra sai phạm của ông Sơn thì cuối cùng, dù ở cương vị nào cũng đều bị xử lý nếu vi phạm pháp luật, bởi pháp luật là bình đẳng. Nếu các khâu quản lý khác không phát hiện thì cơ quan điều tra phát hiện, ngăn chặn không để lọt. “Nói vậy để có thể hình dung, một con người như thế, đã công tác ở PVN mấy mươi năm cho đến khi lên đến vị trí Chủ tịch tập đoàn vẫn sơ sót thì công tác điều tra sẽ giúp trả lời nhiều vấn đề, làm rõ khâu nào trong công tác quản lý cán bộ của ta còn yếu kém. Cần tiếp tục nghiên cứu để xây dựng được chính sách, quy định đảm bảo chặt chẽ hơn”, ông Nên nói.

Trả lời câu hỏi về việc cựu Chủ tịch PVN bị bắt giam bộc lộ những hậu quả của việc các tập đoàn, tổng Cty Nhà nước đầu tư ngoài ngành, PVN không chỉ mất trắng 800 tỷ đồng đầu tư vào Ocean Bank mà còn hàng nghìn tỷ đồng đầu tư ngoài ngành khác cũng đang ở tình trạng mất an toàn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng khẳng định, NHNN đã xây dựng kế hoạch thoái vốn cho các trường hợp này, tiêu biểu như giải pháp thoái vốn của PVN và PVCombank…

Xử nghiêm sai phạm trục lợi gói 30 nghìn tỷ

Về tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng để trục lợi, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, Bộ Xây dựng đã giao Thanh tra Bộ và Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản kiểm tra làm rõ; đồng thời rà soát, tiếp tục hoàn thiện các quy định về đối tượng và điều kiện cho vay để tránh việc lợi dụng. NHNN cũng đã chỉ đạo rà soát kỹ quy trình cho vay, việc giải ngân vốn vay đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định và sẽ phối hợp với các địa phương kiểm tra các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, trước hết là ở những địa phương mà báo chí phản ánh, xử lý nghiêm vi phạm.

Liên quan sự cố vỡ đường ống dẫn nước sông Đà lần thứ 12, ảnh hưởng đời sống một bộ phận người dân Thủ đô, ông Nên cho biết, trước đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam một số cá nhân liên quan để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Thủ tướng Chính phủ đã giao Tổng Cty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam chủ động triển khai tuyến ống cấp nước giai đoạn 2 bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Hiện nay, các thủ tục để bảo đảm đúng quy trình, quy định của pháp luật về xây dựng đang được khẩn trương hoàn thiện. Dự kiến, tháng 10/2015 sẽ khởi công và hoàn thành vào tháng 9/2016.

Tiếp tục làm rõ vụ người dân tố bị máy xúc chèn ở Hải Dương

Liên quan vụ xe máy xúc chèn lên người dân ở Hải Dương, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói: “Qua báo cáo, đối chiếu với thông tin của người dân, dư luận xã hội, thông tin của chủ đầu tư và thông tin báo cáo của UBND tỉnh thì có những tình tiết chưa rõ, nên Thủ tướng tiếp tục yêu cầu lãnh đạo tỉnh Hải Dương chỉ đạo các cơ quan của tỉnh điều tra, xem xét, nếu có dấu hiệu vi phạm thì xử lý nghiêm minh, đồng thời xử lý các khiếu nại của người dân một cách thỏa đáng, để tình hình địa phương bình ổn trở lại. Hiện tỉnh Hải Dương cũng đang khẩn trương chỉ đạo việc này”.


Theo Tienphong

Tin nổi bật