Tạm gác chuyện phân cao thấp sang một bên, các môn phái nổi tiếng của Trung Quốc đang đi theo những lối rất khác nhau.
Sau vụ võ sĩ MAA đánh bại võ sư Thái Cực quyền Ngụy Lôi trong 10 giây, giới võ thuật cổ truyền Trung Quốc bỗng như bừng tỉnh. Hàng loạt các cao thủ "đăng đàn" thách đấu họ Từ nhằm bảo vệ danh dự cho võ truyền thống.
Cũng nhân dịp này, người ta mới "soi" lại một lượt các môn phái tiếng tăm tại Trung Quốc và chợt nhận ra thực trạng ngoài , hầu hết đều đang trải qua quãng thời gian không thực sự tốt đẹp.
Được thương mại hóa từ khá sớm, Thiếu Lâm Tự nhanh chóng đạt được các bước tiến quan trọng. Ngôi chùa nổi tiếng với các nhà sư võ công cao cường hiện đang sở hữu 4 công ty với nhiệm vụ rõ ràng.
Trong đó, Công ty Truyền thông Văn hóa Thiếu Lâm Tự chịu trách nhiệm phát triển, cung cấp các bộ phim, show truyền hình, chương trình sân khấu và trò chơi điện tử. Một đơn vị khác chuyên sản xuất và phân phối thuốc.
Để bảo vệ hình ảnh của mình trên các phương tiện truyền thông và quản lý những nhãn hàng, Thiếu Lâm Tự lập ra Công ty Quản lý tài sản phi vật thể Thiếu Lâm Tự.
Với hệ thống chặt chẽ như vậy, hoạt động kinh tế của Thiếu Lâm ngày càng mở rộng. Tính đến năm 2014, họ đã nắm trong tay tới 475 nhãn hiệu được đăng ký bản quyền khác nhau. Lợi nhuận mỗi năm thu về ước tính lên đến 30 triệu USD cả trong và ngoài nước.
Thậm chí, trụ trì Thích Vĩnh Tín còn tính đến chuyện xây dựng một khu tổ hợp trị giá 220 triệu USD ở Australia nhằm thúc đẩy hơn sự phát triển của Thiếu Lâm.
Tuy nhiên, nhà sư này sau đó phải đối mặt với những cáo buộc tham nhũng và vi phạm giới luật của người tu hành.
và Nga Mi không được may mắn như Thiếu Lâm. Theo như lý giải của nhiều chuyên gia, 2 môn phái trên có quá nhiều hệ phái nhỏ, không thống nhất với nhau nên rất khó để tạo ra sức mạnh chung.
Năm 1993, trường đào tạo đầu tiên của Nga Mi được thành lập. 15 năm sau, Công ty Truyền thông Nga Mi ra đời nhằm tổ chức các chương trình biểu diễn võ công và bán những sản phẩm liên quan.
Có thời điểm, công ty này công bố lợi nhuận 300.000 USD. Nhưng năm ngoái, họ đã bị cáo buộc "hoạt động không thường" vì không thể đưa ra báo cáo tài chính.
Tình trạng của Võ Đang còn đáng buồn hơn. Chung Vân Long – người có uy tín trong môn phái – đã phải thừa nhận: "Việc tăng cường tầm ảnh hưởng của Võ Đang phát triển rất chậm suốt những năm qua. Một phần là do Đạo giáo không chú trọng tới danh tiếng hay của cải".
Không chỉ Nga Mi hay Võ Đang, nhiều môn phái võ cổ truyền khác cũng gặp khó khăn. Cách kiếm tiền duy trì hoạt động theo truyền thống là mở võ đường và thu nhận đồ đệ ngày càng kém hiệu quả.
Về mặt này, võ Trung Quốc thậm chí còn thua cả Taekwondo ngay trên "sân nhà". Các võ đường Taekwondo sống nhờ thu tiền học phí, đồng phục và thi lên đai. Tổ chức của họ rất quy củ và thống nhất.
Trong khi đó, các môn phái Trung Quốc chẳng có đồng phục thống nhất. Hệ thống thi đấu cũng mỗi nơi một kiểu, khó nâng lên tầm quốc tế.
Ông Wu Xianfeng – một nhân vật có tiếng nói của Võ Đang – thừa nhận một trong những lối thoát tốt nhất dành cho môn phái này hiện tại chính là đầu tư vào du lịch. Một số dự án đã được đề ra và hi vọng Võ Đang sẽ trở thành thương hiệu phổ biến giống con đường Thiếu Lâm từng đi.