Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm: Nhiều quốc gia tăng cường kho vũ khí hạt nhân

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Báo cáo do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hôm 12/6 chỉ ra rằng các cường quốc hạt nhân đang tích cực hiện đại hóa và mở rộng kho vũ khí trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) của chính phủ Thụy Điển ước tính rằng đến tháng 1/2023, các quốc gia gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên và Israel có tổng cộng 12.512 đầu đạn hạt nhân, với 9.576 đầu đạn được lưu trữ trong kho dự trữ quân sự để sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.

Báo cáo mới nhất của SIPRI cũng cho thấy, Nga và Mỹ hiện đang sở hữu gần 90% vũ khí hạt nhân của thế giới với số lượng các đầu đạn hạt nhân được triển khia lần lượt là 1.674 và 1.770. Năm ngoái, Nga có khoảng 1.588 đầu đạn trong khi Mỹ có 1.744.

Nhóm chuyên gia của SIPRI lưu ý rằng "quy mô kho vũ khí hạt nhân tương ứng của Nga và Mỹ dường như vẫn tương đối ổn định vào năm 2022, mặc dù tính minh bạch về lực lượng hạt nhân đã giảm ở cả hai quốc gia" sau khi chiến sự bùng nổ ở Ukraine.

Các cường quốc đang tăng cường kho vũ khí hạt nhân. Ảnh: AFP

Đối với Trung Quốc, báo cáo của SIPRI chỉ ra kho vũ khí của nước này đã tăng từ 350 lên 410 đầu đạn hạt nhân. Bắc Kinh cũng được dự đoán là sẽ "có khả năng sở hữu số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ngang với Mỹ hoặc Nga" vào cuối thập kỷ này.

Triều Tiên được SIPRI nhận định là đang ưu tiên cho chương trình hạt nhân và đã lắp ráp được khoảng 30 đầu đạn hạt nhân. Israel dù không công khai thừa nhận sở hữu vũ khí hạt nhân cũng được cho là đang hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình.

Tổ chức có trụ sợ tại Thủy Điện đồng thời cho biết thêm rằng, Vương quốc Anh được cho là không tăng kho vũ khí hạt nhân vào năm 2022, mặc dù số lượng đầu đạn của nước này dự kiến ​​sẽ tăng lên trong những năm tới. Trong khi đó, Pháp vẫn tiếp tục chương trình phát triển hạt nhân. Ấn Độ và Pakistan dường như cũng đang mở rộng kho vũ khí hạt nhân.

Cuối cùng, nhóm cố vấn của SIPRI thông qua báo cáo cũng chỉ ra sự xói mòn của cấu trúc kiểm soát vũ khí toàn cầu trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang diễn ra rất gay gắt.

Phương Uyên (Theo RT)

Tin nổi bật