Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

[E] Vì sao Taliban chưa thể diệt tận gốc nhóm khủng bố IS-K?

(DS&PL) -

Trong lúc Taliban nỗ lực củng cố quyền lực sau 2 tháng kiểm soát Kabul, “kẻ thù không đội trời chung” của họ - nhóm khủng bố IS-K - đang tăng cường sự hiện diện tại Afghanistan.

$Title <% include MetaTags %>

Vì sao Taliban chưa thể diệt tận gốc nhóm khủng bố IS-K?

Minh Hạnh

Trong lúc Taliban nỗ lực củng cố quyền lực sau 2 tháng kiểm soát Kabul, “kẻ thù không đội trời chung” của họ - nhóm khủng bố IS-K - đang tăng cường sự hiện diện tại Afghanistan.

“Kẻ thù không đội trời chung”

Tại Afghanistan, 2 tháng sau khi Taliban giành quyền kiểm soát đất nước, nhóm khủng bố IS-K, một nhánh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), đang tăng cường sự hiện diện của mình và tiến hành nhiều cuộc tấn công nghiêm trọng.

Hiện trường một trong những vụ đánh bom nhằm vào nhà thờ Hồi giáo tại Afghanistan của IS-K. Ảnh: NYT

Cụ thể, ngày 16/10, IS-K đã lên nhận trách nhiệm về cuộc tấn công nhằm vào Nhà thờ Hồi giáo Shiite ở Kandahar khiến ít nhất 60 người thiệt mạng. Được biết, vụ việc trên diễn ra chỉ 1 tuần sau khi IS-K tuyên bố thực hiện một cuộc tấn công vào Nhà thờ Hồi giáo Shiite khác ở Kunduz ngày 8/10 khiến hơn 50 người thiệt mạng và 140 người bị thương. Trong 4 tháng đầu năm 2021, từ trước khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul, phái bộ Liên hợp quốc tại Afghanistan đã ghi nhận 77 vụ tấn công từ IS-K.

Làn sóng tấn công các mục tiêu người Shiite mới đây của IS-K, bao gồm cả các cuộc tấn công chết người nhằm vào cộng đồng Hazar, được cho là để khai thác các “lỗ hổng” của Afghanistan dưới chế độ Taliban.

Các cuộc tấn công cũng nhằm mục đích làm suy yếu khả năng lãnh đạo của Taliban. Trong đó, IS-K đã sử dụng các cuộc tấn công này như một "công cụ" khiến thế giới hoài nghi năng lực điều hành, đảm bảo an ninh - xã hội và khôi phục kinh tế như lời Taliban đã hứa khi giành quyền kiểm soát hồi tháng 8 vừa qua. Asia Times nhận định bằng việc kéo Taliban vào một cuộc chiến mới, IS-K có lẽ đang muốn ngăn chặn nhóm Hồi giáo củng cố sức mạnh của mình.

Được biết, các thành phần của IS-K bao gồm nhiều chiến binh trước đây từng đứng trong hàng ngũ của Taliban và lực lượng thánh chiến ở nhiều quốc gia khác. Trong đó, nhóm khủng bố từ lâu đã coi Taliban là "kẻ thù không đội trời chung" về mặt chiến lược và ý thức hệ trong cuộc cạnh tranh tư tưởng tôn giáo và cực đoan.

Bên cạnh đó, lực lượng Taliban chủ yếu đến từ nhánh Deobandi của Hồi giáo còn IS-K là tổ chức thánh chiến, phần lớn đến từ Wahabi - một giáo phái muốn mang các hình thức Hồi giáo "thuần túy", với những quy định khắt khe, trở lại.

Được biết, trong những năm đầu khi IS nổi lên như một phong trào Hồi giáo cực đoan với nhiều cuộc tấn công khủng bố gây chấn động thế giới, nhóm từng tuyên bố sẽ thành lập một vương quốc Hồi giáo (Caliphate). Trong đó, chữ "caliphate" theo tiếng Ả Rập có nghĩa là quá trình chọn ra một người lãnh đạo vừa là quân vương, vừa là giáo chủ (Caliph) của tất cả người Hồi giáo trên thế giới. Ngoài ra, từ “caliphate” còn dùng để chỉ hệ thống chính trị bắt đầu từ sau khi Đấng Tiên tri Mohammed qua đời.

Các nhà phân tích lưu ý việc Taliban "từ bỏ" các cuộc thánh chiến để ủng hộ hòa bình và quyền lực chính trị đã biến họ thành "những kẻ bội đạo" trong mắt các thủ lĩnh IS. Bởi vậy, IS-K không hề e ngại thực hiện cuộc thánh chiến, ngay cả khi nhưng cuộc tấn công này giết chết chính các chiến binh Taliban, những người Hồi giáo trước đây cũng giống họ đối lập với Mỹ và NATO.

Báo cáo ngày 1/6/2021 của Liên hợp quốc từng cho biết lãnh đạo trung tâm của tổ chức IS tại Syria và Iraq từng coi Afghanistan là "cơ sở phù hợp để họ mở rộng tầm ảnh hưởng tới Trung và Nam Á". Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho thấy sự gia tăng về số lượng các chiến binh thánh chiến từ nước ngoài chuyển tới Afghanistan hoạt động với tư cách các tân binh "tiềm năng" của IS.

IS-K đã tấn công vào sân bay Kabul ngày 26/8 khi Mỹ và phương Tây nỗ lực sơ tán người dân khỏi Afghanistan. Ảnh: Reuter

Theo Asia Times, ông Rahmatullah Nabil, cựu giám đốc cơ quan tình báo Afghanistan, nhận định "nhiều nhóm chiến binh trong khu vực, bao gồm người Uzbek, Tajik, Duy Ngô Nhĩ và Turkmen ở Afghanistan và Trung Á, có lẽ sẽ không theo phe Taliban nữa mà đang tìm cách gia nhập IS-K nhằm thực hiện kế hoạch mở rộng nhà nước chính trị - Hồi giáo".

Trụ sở chính của IS-K hiện nay được cho là ở tỉnh Nangarhar, miền Đông Afghanistanm. Nhóm khủng bố có khoảng 2.000 binh sĩ, thủ lĩnh của nhóm được xác định là Shahab al-Muhajir. Đáng chú ý, IS-K không chỉ là mối đe doạ đối với Taliban mà còn với cả các đối thủ khác của nhóm trong và ngoài khu vực.

Thi thể 13 binh sĩ Mỹ thiệt mạng khi làm nhiệm vụ tại thủ đô Kabul được đưa về nước. Ảnh: NYT

Điều này đã được chứng minh trong vụ tấn công của IS-K nhằm vào sân bay Kabul cuối tháng 8 vừa qua, khiến 13 quân nhân Mỹ làm nhiệm vụ sơ tán người dân thiệt mạng. Vụ tấn công đã khiến áp lực quốc tế đối với Taliban trong cuộc chiến chống khủng bố ngày càng gia tăng.

Mối quan hệ sâu sắc và phức tạp

Khi lên nắm quyền hồi cuối tháng 8 vừa qua, Taliban từng cam kết với thế giới rằng họ sẽ không để Afghanistan thành "điểm nóng" khủng bố. Tuy nhiên, rõ ràng điều này nói dễ hơn làm. Đặc biệt khi nhiều thủ lĩnh và binh sĩ Taliban có mối liên hệ sâu sắc và phức tạp với nhóm IS-K.

Thủ lĩnh Haqqani Sirajuddin Haqqani.

Cụ thể, thủ lĩnh hiện tại của ISIS-K, Shahab al-Mohajir, từng là một đặc nhiệm của nhánh Haqqani thuộc Taliban. Trong khi đó, một thủ lĩnh của Haqqani đã được bổ nhiệm vào vị trí quyền Bộ trưởng Nội vụ chịu trách nhiệm quản lý an ninh nội bộ.

Tương tự, ông Mullah Abdul Rauf Khadem, một thành viên chính quyền Taliban vào năm 2001, cũng chính là người đồng đồng lãnh đạo nhánh IS-K ở tỉnh Helmand và Farah. Bên cạnh đó, các nhà phân tích cho biết nhiều thủ lĩnh và chiến binh hàng đầu Taliban từng dành thời gian ở cùng với IS trong khi bị giam tại các nhà tù của Mỹ trong và ngoài Afghanistan.

Sự đa dạng về mặt nhân chủng của IS-K cũng đã đặt ra một thách thức khác đối với Taliban. Thực tế, cuộc tấn công gần đây nhất ở Kunduz được thực hiện bởi một người dân tộc Duy Ngô Nhĩ cho thấy các nhóm chiến binh, như Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM), trước đây từng là đồng minh của Taliban, có thể đã gia nhập lực lượng với IS-K để mở rộng tầm ảnh hưởng.

Ngoài ra, IS-K được cho là đang tích cực tìm kiếm thêm các tân binh trong hàng ngũ của Taliban, đặc biệt là những người bất mạng với thủ lĩnh cấp cao của nhóm Hồi giáo và những lời hứa mà họ đưa ra dưới áp lực của thế giới.

Mạng lưới Haqqani được biết đến một nhóm từng thực hiện nhiều cuộc tấn công tàn bạo của Taliban. Ảnh: WSJ

Theo Asia Times, thủ lĩnh IS-K Al-Muhajir hiện vẫn còn quan hệ với Haqqanis. Theo các báo cáo được ghi nhận, một số cuộc tấn công lớn trong 2 năm qua tại Afghanistan đã có sự hợp tác trực tiếp giữa Haqqani và IS-K. Do đó, bất kỳ cuộc tấn công nào nghiêm túc nhằm vào IS-K cũng có thể gây ra bất đồng bên trong nội bộ Taliban và khiến nhiều chiến binh muốn rời đi.

Sự miễn cưỡng của Taliban trong vấn đề tiêu diệt tận gốc IS-K cũng đã được thể hiện rõ tại các cuộc đàm phán với Mỹ gần đây ở Doha, Qatar. Trong đó, Taliban đã từ chối lời đề nghị hợp tác của Mỹ trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố IS-K. Bởi nếu có bất kỳ sự hợp tác nào giữa Mỹ và Taliban về vấn đề này, sẽ có không ít chiến binh quyết định rời bỏ Taliban.

Taliban có mối quan hệ phức tạp với nhiều thành viên của IS-K. Ảnh: Reuters

Nội dung: Minh Hạnh

Nguồn: Asia Times

DOISONGPHAPLUAT.COM |

<% include googleAnalystic %>

Tin nổi bật