Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao không thể lấp “Cổng địa ngục” cháy liên tục hàng chục năm ở Turkmenistan?

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Ông Stefan Green - giám đốc Cơ sở Hệ vi sinh vật và Hệ gene học thuộc Đại học Rush (Mỹ) cho rằng, việc lấp đầy miệng hố lửa Darvaza không có ích gì vì khí vẫn sẽ thoát ra ngoài và gây hại đối với môi trường.

Theo Newsweek, các nhà môi trường học và chính phủ Turkmenistan ngày càng theo dõi chặt chẽ hơn hố lửa khổng lồ có tên Darvaza, được mệnh danh là “Cổng địa ngục” của Turkmenistan, do những tác động của nó đối với biến đổi khí hậu. Được biết, hố lửa này đã phun khí metan vào khí quyển trong khoảng 50 năm.

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho hay, khí metan, còn được gọi là khí tự nhiên, là loại khí nhà kính gây nóng lên toàn cầu gấp 80 lần so với CO2 trong 20 năm đầu tiên bay vào khí quyển.

“Theo như tôi được biết, miệng núi lửa được hình thành từ thời Liên Xô, khi Liên Xô cố gắng khoan lấy khí đốt tự nhiên trong khu vực. Thời điểm đó, công nghệ khoan còn đơn giản và giàn khoan bị sập, khí tự nhiên bắt đầu thoát ra, bay vào khí quyển thay vì được giữ lại”,  ông Stefan Green - giám đốc Cơ sở Hệ vi sinh vật và Hệ gene học thuộc Đại học Rush (Mỹ) chia sẻ.

Sau đó, miệng hố đã bị đốt cháy, chưa rõ có phải cố ý hay không. Theo ông Stefan Green, nếu đó là hành động cố ý thì có khả năng mục đích là đốt hết khí thay vì để khí thoát ra không kiểm soát.

Hố lửa Darvaza, được mệnh danh là “Cổng địa ngục” của Turkmenistan, cháy liên tục trong khoảng 50 năm qua. Ảnh: Giles Clarke/ Getty

Hố lửa rộng gần 70m và sâu gần 20m đã trở thành điểm thu hút du khách với hàng nghìn lượt ghé thăm mỗi năm. Ông Stefan Green từng đồng hành cùng nhà thám hiểm George Kourounis trong một chuyến đi hồi năm 2013, khi Kourounis trở thành người đầu tiên xuống đáy hố lửa.

Năm 2022, Tổng thống Turkmenistan yêu cầu các quan chức tìm cách dập lửa và thu giữ khí metan thoát ra. Ông Stefan Green chia sẻ, việc giải phóng khí đốt tự nhiên một cách không kiểm soát là thảm họa môi trường nên việc đốt cháy nó là lựa chọn tốt hơn.

“Bằng cách này, khí metan được chuyển đổi thành CO2. Sự giải phóng CO2 cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng nóng lên toàn cầu nhưng không gây hại bằng khí metan”, người đứng đầu Cơ sở Hệ vi sinh vật và Hệ gene học - Đại học Rush giải thích.

Một đề xuất phổ biến là lấp đầy miệng hố lửa nhưng Giám đốc Stefan Green nói rằng cách này khó có thể giải quyết tình hình. “Về cơ bản, bạn có một vụ rò rỉ khí trên diện rộng. Trừ khi bạn có thể bịt được chỗ rò rỉ, còn không việc lấp đầy miệng hố cũng không có ích gì vì khí vẫn sẽ thoát ra. Tôi nghĩ việc lấp đầy miệng hố sẽ không ngăn rò rỉ.

Để ngăn tình trạng này, có thể cần khoan một số chỗ gần miệng hố để hút khí ra khỏi đó. Tôi rất ủng hộ việc tìm ra cách ngăn miệng hố lửa cháy bằng cách hạn chế việc giải phóng khí từ khu vực này nhưng lấp đầy miệng hố sẽ không có hiệu quả”, vị giám đốc giải thích. 

Việc chỉ tập trung vào việc lấp miệng hố cũng có thể làm lu mờ nguyên nhân chính gây ra tình trạng phát thải tại Turkmenistan. Ông Stefan Green cho rằng, miệng hố lửa chỉ là một khía cạnh nhỏ của vấn đề.

Theo thông tin trên website Our World in Data, Turkmenistan là một trong những quốc gia phát thải khí metan lớn nhất thế giới, phần lớn là do rò rỉ từ quá trình sản xuất dầu và khí đối, với mức phát thải tương đương hơn 70 triệu tấn CO2 mỗi năm.

Đinh Kim (Theo Newsweek)

Tin nổi bật