Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao đổi tiền mới dịp Tết có thể bị phạt xử phạt lên đến 80 triệu đồng?

  • Bảo An
(DS&PL) -

Nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng tiền mới để lì xì may mắn đầu năm, càng gần Tết Nguyên đán, nhu cầu đổi tiền mới của người dân ngày càng cao. Nhiều đối tượng cũng lợi dụng hoạt động này để hưởng chênh lệch lớn, thu lãi suất cao. Đây là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh.

Đổi tiền mới, hưởng chênh lệch, thu lợi bất chính

Theo báo Công an nhân dân đưa tin, thời gian gần đi cùng với sự phát triển của công nghệ, hoạt động đổi tiền mới cũng phát triển mạnh trên các trang mạng xã hội. Chỉ cần gõ tìm kiếm dòng chữ “đổi tiền lẻ, tiền mới”, sẽ hiện ra hàng loạt các trang rao bán dịch vụ này và nhiều hội nhóm đổi tiền lẻ, tiền mới lên tới 20 – 30 nghìn thành viên.

Không chỉ đổi tiền mới thông thường, nhiều hội, nhóm chuyên cung cấp dịch vụ đổi tiền mới có số xê ri đẹp cũng đua nở trên mạng xã hội. Các hội nhóm này còn được phân chia theo khu vực với các tên gọi như: Đổi tiền lẻ, tiền mới giá rẻ Hà Nội, Đổi tiền mới quận Tân Phú, TPHCM; Đổi tiền lẻ, tiền mới - khu vực HCM, SG…

Hầu hết trên các hội nhóm, phí đổi tiền được nhiều người công khai với mức khá cao tùy theo mệnh giá, càng nhỏ thì phí càng cao. Các mệnh giá 5.000, 10.000, 20.000, 50.000 đồng là khoảng 60.000 đồng/triệu đồng; mệnh giá 100.000 đồng, phí đổi tiền là 55.000 đồng/triệu đồng, giảm còn 100.000 đồng/2 triệu đồng; giá đổi USD mới là 60.000 - 70.000 đồng/tờ 2 USD, nếu đổi nhiều thì giá giảm xuống dưới 60.000 đồng/tờ 2 USD... Riêng tiền 500 đồng là hàng hiếm, nên phí đổi lên tới 350 nghìn cho 100 tờ, tức tới… 700%.

Tuy nhiên, đổi tiền mới qua mạng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Chia sẻ về trải nghiệm của bản thân, chị Hương Dịu (Hà Nội) cho biết do có nhu cầu phục vụ đám hiếu cần tiền lẻ mệnh giá 1.000 đồng, chị đã lên mạng tìm đổi, với mức phí cực “chát” 150%. "Tức để đổi lấy 1 cọc tiền 1.000 đồng, tương đương với 100.000 đồng, tôi đã phải trả 250.000 đồng. Lúc trao đổi, người đổi tiền khẳng định tiền mới 100% có seri, song khi nhận tiền, thì phía bên trong “độn” rất nhiều tiền cũ, nát, chưa kể còn bị “rút ruột” gần chục tờ. Cũng may tôi chỉ đổi một khoản tiền nhỏ, và cũng do nhu cầu cần gấp, nên tôi phải chấp nhận thiệt hại. Tuy nhiên bài học cho thấy đừng đặt niềm tin vào những lời cam kết trên mạng”, chị Dịu chia sẻ.

Hoạt động đổi tiền mới có thể bị xử phạt. Ảnh minh họa.

Theo một số chuyên gia, giao dịch đổi tiền trên không gian mạng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đã có trường hợp khách nhận được vài tờ tiền mới ở phía ngoài cọc tiền, còn lại bên trong là tiền cũ nát, thậm chí tiền giả.

Làm dịch vụ đổi tiền dịp Tết có thể bị xử phạt

Thông tin trên báo Công thương, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, từ nhu cầu thanh toán, lưu thông hàng hóa - tiền tệ trong dịp cuối năm thường tăng cao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam luôn chỉ đạo hệ thống Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và các tổ chức tín dụng tăng cường công tác thanh toán, công tác tiền tệ - kho quỹ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiền mặt về cả số lượng, cơ cấu và chất lượng tiền cho lưu thông hàng hóa - tiền tệ, nhất là cho doanh nghiệp thương mại, siêu thị dịp cuối năm và Tết cổ truyền.

Do đó, mọi hành vi thu, đổi tiền mới, tiền lẻ của cá nhân, tổ chức khác nhằm hưởng chênh lệch và rao đổi tiền trên mạng không được phép, đều vi phạm quy định pháp luật và phải được ngăn chặn, xử lý nghiêm.

Hiện nay pháp luật chỉ quy định về việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông tại Thông tư số 25/2013/TT-NHNN ngày 2/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo quy định tại Thông tư này thì chỉ có Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước; Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước mới có thẩm quyền thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân.

Vì vậy, hành vi đổi tiền để hưởng chênh lệch, thu phí đổi mà không thuộc trường hợp được phép đổi tiền theo quy định có thể coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.

Đối với hành vi này có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Cụ thể là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật theo quy định tại khoản 5 Điều 30 Nghị định này

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 88 cũng quy định về mức phạt tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Theo đó, khi tổ chức thực hiện hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ dịp Tết để ăn chênh lệch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức tiền từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng.

Bảo An (T/h)

Tin nổi bật