Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Uống sữa tươi bị tiêu chảy là dấu hiệu của bệnh lý gì?

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Nhiều người lo sợ việc uống sữa tươi bị tiêu chảy là dấu hiệu của bệnh lý. Vậy hãy tìm hiểu nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào.

Uống sữa tươi bị tiêu chảy có thể là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Cơ thể không dung nạp lactose

Bài viết trên website Bệnh viện Vinmec thông tin, lactose là loại đường xuất hiện nhiều trong sữa (cả sữa mẹ và sữa bò). Đường lactose khi vào đến ruột non sẽ được men lactase phân chia thành 2 loại đường đơn (galactose và glucose) hấp thu vào cơ thể.

Uống sữa tươi bị tiêu chảy có thể do cơ thể không dung nạp lactose. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, vì lý do nào đó, đường lactose và men lactase không cân xứng (lượng lactose nhiều vượt ngưỡng khả năng tiêu hóa của men lactase) sẽ dẫn tới tình trạng kém hấp thu lactose.

Từ đó gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi và đi ngoài lỏng (tiêu chảy). Ba triệu chứng này gọi là tình trạng không dung nạp lactose. Triệu chứng khó chịu trên thường diễn ra từ 15 phút đến vài giờ sau khi dùng các sản phẩm từ sữa có chứa đường lactose.

Dị ứng với protein trong sữa

Protein trong sữa vô hại nhưng với cơ địa có hệ miễn dịch phản ứng quá mức thì có thể gây dị ứng. Cơ thể hiểu nhầm protein trong sữa có hại nên tự sản xuất kháng thể chống lại chúng.

Nhiều người gặp tình trạng đau bụng thậm chí chóng mặt, buồn nôn sau khi uống sữa. Ảnh minh họa

Quá trình giải phóng histamine dẫn tới dị ứng trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau đó. Bên cạnh triệu chứng đau bụng, tiêu chảy thì người bị dị ứng còn chóng mặt, buồn nôn thậm chí sốc phản vệ.

Uống sữa bị tiêu chảy do mắc bệnh về đại tràng

Ít ai biết rằng bệnh viêm đại tràng, co thắt đại tràng có thể gây ra hiện tượng kích ứng sau khi uống sữa. Nguyên nhân do chức năng tiêu hóa ở người bệnh bị suy giảm, trong khi sữa lại là thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Khi nằm ở đường ruột, chúng sẽ lên men, khiến người bệnh thấy đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng nếu lăn tăn viêm đại tràng có được uống sữa không.

Uống sữa kém chất lượng dẫn tới tiêu chảy

Chất lượng của sữa cũng là yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa. Ảnh minh họa

Uống sữa không đảm bảo chất lượng dễ dẫn tới rối loạn tiêu hóa, là nguyên nhân gây uống sữa bị tiêu chảy, đau bụng. Thậm chí, người uống có thể bị ngộ độc, sốc phản vệ rất nguy hiểm.

Bảo quản và sử dụng sữa chưa đúng cách

Nếu uống sữa bị tiêu chảy, bạn thử xem lại cách bảo quản và pha sữa đã hợp vệ sinh hay chưa. Nếu hộp sữa bị hở, bị thủng dễ khiến côn trùng, bụi bẩn và không khí bên ngoài lọt vào gây nhiễm khuẩn. Bảo quản sữa ở nơi ẩm ướt dễ sản sinh nấm, mốc.

Uống sữa bị tiêu chảy do chưa quen uống

Nếu trước đó chưa từng uống sữa thì lần đầu tiên uống sữa bạn có thể bị đau bụng, tiêu chảy. Đây là hiện tượng bình thường vì cơ thể chưa quen, chưa hấp thụ được dưỡng chất trong sữa. Hoặc khi đang uống quen một loại sữa này, lần đầu bạn chuyển sang uống một loại sữa khác cũng có thể bị tiêu chảy.

Cần làm gì nếu bị dị ứng sữa?

Hãy lưu ý nếu cơ thể bị dị ứng với sữa. Ảnh minh họa

Nếu bạn đang bị tiêu chảy sau khi uống sữa do dị ứng sữa, cách duy nhất là kiêng sữa. Do sữa là thành phần thường được sử dụng trong một số thực phẩm, nên có thể hơi khó.

Một số người có thể ăn một số sản phẩm làm bằng sữa nóng như thực phẩm nướng, hoặc sữa chế biến như sữa chua. Bác sĩ của bạn có thể giúp bạn xác định thực phẩm nào cần tránh xa.

Trong trường hợp bạn vô tình ăn một thứ gì đó có chứa sữa, hãy luôn giữ thuốc kháng histamine sẵn trong người để sử dụng ngay giúp ngăn chặn phản ứng và triệu chứng dị ứng.

XEM THÊM: Bị chó hàng xóm cắn lúc đang chơi, hai cháu bé điều trị cả tháng vết thương chưa liền

Nếu dị ứng sữa trầm trọng, bạn có thể bị sốc quá mẫn. Đây là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sưng phù cổ họng và các đường dẫn khí, dẫn đến khó thở cấp.

Trong trường hợp này, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách sử dụng thuốc trong trường hợp khẩn cấp, bạn phải luôn luôn mang theo thuốc mà bác sĩ đã chỉ định để có thể xử trí cấp cứu ngay. Tốt nhất, bạn nên đến cơ sở cấp cứu y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật