Ngày 14/8, ông Nguyễn Văn Hải (58 tuổi, TP HCM) bị đột quỵ xuất huyết não đã hơn 24 giờ, dần lơ mơ yếu liệt, chân tay yếu liệt mới được gia đình phát hiện và đưa vào.
Người đàn ông cho biết, 2 ngày trước khi nhập viện, ông có uống một lon bia trong tiệc nhà người quen. Sau đó ông liên tục chóng mặt, nhức đầu, nôn. Ngày hôm sau các triệu chứng không thuyên giảm, gia đình nghi ngờ ông bị đột quỵ nên đề nghị vào viện gấp. Tuy nhiên ở bệnh viện kết luận ông Hải đến nhập viện, bác sĩ cho biết đã quá thời gian có thể cấp cứu.
Kết quả chụp MRI 3 khẩn cấp xác định ông Hải có khối xuất huyết não lớn đến 4 cm. Khối máu tụ chèn ép các cơ quan thần kinh xung quanh, là vùng não chịu trách nhiệm chức năng vận động, ngôn ngữ. Nếu không mổ khẩn cấp, người bệnh đối mặt liệt nửa người, nói khó, nhìn mờ, thậm chí tử vong.
Theo ông Hải chia sẻ: “Lúc đó tình huống khẩn cấp vì tôi đã bỏ lỡ thời gian "vàng" cấp cứu đột quỵ, đồng thời khối lượng máu tụ lớn, mạch máu vỡ vẫn tiếp tục chảy gây tăng áp lực nội sọ ngày càng nhiều, các chỉ số sinh tồn ngày càng xấu hơn. Nên bác sĩ yêu cầu mổ não tỉnh thức.
Theo bác sĩ giải đáp, mổ lấy máu tụ, cầm máu bằng phương pháp mổ tỉnh thức sẽ giúp tôi thoát khỏi nguy hiểm nhanh chóng. Và mổ theo phương pháp này, tôi có thể với bác sĩ, cử động, hỏi đáp… Nên gia đình đã quyết định mổ theo phương pháp này”, ông Hải kể lại.
Hình ảnh khối máu tụ chèn ép trong não ông Hải
Ông Hải được đẩy vào phòng phẫu thuật ngay sau đó chỉ sau 2h đồng hồ, nhập viện. Trong suốt quá trình mổ, ông Hải cảm nhận được từng đường dao rạch lên đầu. “Bác sĩ hỏi tôi là đang lấy máu tụ trong não ra, tôi thấy dễ chịu hơn không? Quả thật lúc đó tôi thấy đầu nhẹ đi rất nhiều so với trước lúc nhập viện. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi bước vào phòng mổ. Bác sĩ khoan sọ, lấy máu tụ khi tôi vẫn tỉnh táo”, ông Hải kể lại.
Sau phẫu thuật người đàn ông 58 tuổi gặp người thân, gọi điện thoại về cho gia đình. Nửa ngày sau, kết quả chụp CT 768 lát cắt cho thấy không còn máu tụ trong não, vận động, thị giác và nhận thức của người bệnh hoàn toàn bình thường.
ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ, Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TO HCM, cho biết độ khó và nguy hiểm của mổ não tỉnh thức cao hơn gấp nhiều lần so với mổ có gây mê toàn thân, bệnh nhân được thở máy và nằm im, kiểm soát bằng thuốc dễ dàng. Tuy nhiên, do gây mê hoàn toàn nên bác sĩ không thể yêu cầu người bệnh nói hay cử động để trực tiếp đánh giá chức năng ngay trong lúc tác động vào vùng não tương ứng. Trường hợp khẩn cấp này, các bác sĩ quyết định mổ tỉnh thức 2 trong 1 dưới sự hỗ trợ bằng robot. Rất may ca mổ thành công tốt đẹp.
BS Sĩ khuyến cáo, mỗi phút sau đột quỵ sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não bị huỷ hoại. Chính vì vậy, cấp cứu đột quỵ càng sớm càng tốt.