Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ung thư chưa là gì, bệnh này tỷ lệ tử vong còn cao hơn mà ít người để ý

(DS&PL) -

Gãy khung chậu chiếm từ 3 – 5% tổng số các ca gãy xương. Đây là tổn thương nặng nề, phức tạp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai sau chấn thương sọ não.

Ở Việt nam, gãy khung chậu chiếm từ 3 – 5% tổng số các ca gãy xương, nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn. Đây là tổn thương nặng nề, phức tạp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai sau chấn thương sọ não.

Tỷ lệ sống sót đối với bệnh nhân ung thư thế giới trung bình đã tăng từ 24% vào những năm 70 thế kỉ trước lên 50% hiện nay. Ở Việt Nam, tỷ lệ chết vì ung thư tuy rằng cao so với nhiều nước nhưng cũng mới là 110 ca/100.000. Tuy nhiên, ở người bị gãy xương hông, nhất là người cao tuổi, tỷ lệ tử vong có thể vượt quá 20%, và thậm chí có thể đạt 50%.

Cho nên, gãy xương chậu có thể coi như "chung kết cuộc đời" của con người. Vậy nhưng nhiều người vẫn chưa ý thức được tính nghiêm trọng của nó.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh nhân gãy xương chậu ở mọi lứa tuổi.

Hông là nơi đùi và mông có liên quan nên sau khi bị nứt, gãy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi đứng và sinh hoạt thường ngày. Nếu người bệnh còn trẻ khỏe, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật, tuy nhiên nếu là người cao tuổi, vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều.

Khi người bị nứt, gãy xương chậu nhiều người không tự biết mà chỉ nghĩ do đau xương, đau dây thần kinh... nhất là người cao tuổi, họ sẽ cho rằng mình bị đau xương do tuổi cao. Vì thế phần lớn không đi khám làm phẫu thuật mà chỉ nằm trên giường tĩnh dưỡng.

Kể cả khi biết trưởng bối bị gãy, nứt xương, nhưng suy xét tới rủi ro khi làm phẫu thuật, nhiều gia đình bệnh nhân cũng chọn biện pháp bảo thủ là cho người bệnh nằm trên giường tĩnh dưỡng, dùng thuốc cao dán, đắp lá, châm cứu... Nhưng điều này chỉ mang lại những cơn đau dai dẳng cho người bệnh.

Theo các bác sĩ cho biết, đối với gãy xương chậu, phẫu thuật kịp thời chỉ có khoảng 4% nguy cơ tử vong. Nhưng tỷ lệ này sẽ tăng cao gấp mấy lần đối với việc điều trị muộn, dẫn đến các biến chứng khác nhau do nghỉ ngơi trên giường dài ngày.

Việc áp dụng phương pháp điều trị không đúng sẽ dẫn tới những triệu chứng sau cho người bệnh:

- Cơ bắp sẽ co lại, giảm cân và lão hóa nhanh chóng.

- Hoặc cơ thể tích nước căng tròn, đau đớn mỗi khi dịch chuyển.

- Bị táo bón, nhiễm trùng đường tiểu.

- Viêm phổi dẫn đến khó thở và sốt cao, ý thức không rõ ràng ...

Người cao tuổi bị nứt, gãy xương chậu có tỷ lệ tử vong lên tới 50%.

Do vậy, theo các bác, một khi bị gãy xương chậu thì dù già hay trẻ, làm phẫu thuật ngay 48 giờ sau khi bị gãy xương là phương pháp cứu mạng duy nhất.

Khi đã điều trị theo phương pháp bảo thủ (nằm trên giường, đắp lá, uống thuốc, châm cứu...) mà không có hiệu quả, lúc này người ta mới nghĩ tới làm phẫu thuật. Nhưng lúc này, thời điểm điều trị tốt nhất đã qua. Nếu tỷ lệ tử vong của phẫu thuật điều trị sau gãy xương hông là 8,5% thì tỷ lệ tử vong do chậm trễ không phẫu thuật là 36,8%.

Mặc dù phẫu thuật không phải là không có tác hại nhưng ít nhất nó khiến người cao tuổi hồi phục nhanh hơn và có cơ hội để hưởng thụ thời gian còn lại của mình mà không bị những cơn đau dai dẳng tra tấn.

Cách điều trị bảo thủ có vẻ an toàn và đơn giản, nhưng gây ra nguy cơ lâu dài thậm chí tử vong cho người bệnh cao tuổi. Những tra tấn về mặt tinh thần và thể chất này sẽ khiến họ phải từ giã cõi đời trong đau đớn.

Đề phòng té ngã cho người cao tuổi tại nhà.

Để phòng ngừa tai nạn đáng tiếc này, gia đình và bản thân người cao tuổi cần phải:

- Chủ động phòng ngừa bệnh loãng xương. Cần phải thường xuyên theo dõi mật độ xương, tập thể dục đúng cách và ngăn ngừa việc té ngã.

- Nếu gia đình có người bị gãy xương hông, hãy liên lạc ngay với bác sĩ để điều trị phẫu thuật để tránh việc nghỉ ngơi kéo dài trên giường.

- Nếu bệnh nhân quá lớn tuổi không thể thực hiện phẫu thuật vì nhiều lý do khác nhau, vậy hãy tích cực kết hợp với nhân viên y tế để ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến chứng.

Trong các biện pháp này thì phòng ngừa té ngã là rất quan trọng. Để làm được điều này chúng ta phải chú ý đặc biệt đến các điểm sau:

- Kiểm soát các bệnh mãn tính, khám sức khoẻ định kỳ, và chú ý đến các các bệnh về tim mạch và thị lực.

- Chú ý đến đặc điểm của loại thuốc đang dùng. Một số loại thuốc có thể gây mệt mỏi hoặc làm phân tâm, khiến tăng nguy cơ té ngã.

- Tập thể dục ở mức độ vừa phải, chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung canxi khoa học, tăng sức mạnh cơ bắp và sự phối hợp của cơ thể, duy trì độ bền của xương.

- Khi đi ra ngoài, nên đi các loại giày có đế chống trơn, trượt và cần chú ý đến tình trạng mặt đường.


Trong nhà, tại những vị trí dễ bị ngã do trơn trượt như nhà vệ sinh, phòng tắm, cầu thang... cần phải lắp đặt các thiết bị chống trượt. Việc bố trí ánh sáng thích hợp trong nhà cũng làm giảm khả năng té ngã.

Minh Minh

Tin nổi bật