Theo các báo cáo mới nhất của UNESCO, đảo Phục Sinh - hòn đảo núi lửa hẻo lánh bao gồm 900 bức tượng cổ xưa sẽ có nguy cơ chìm xuống biển.
Nguyên nhân được đánh giá là do những đợt thủy triều đang gia tăng nhanh chóng, ngày cang ăn mòn các bờ biển đảo trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu di sản thế giới cũng cảnh báo rằng, mực nước biển dâng cao có thể phá hủy hoàn toàn các bức tượng hình đầu người trên hòn đảo này.
Adam Markham, Phó Giám đốc Chương trình Khí hậu và Năng lượng tại Liên hiệp Các nhà khoa học và là tác giả chính của báo cáo nêu trên, cho biết: "Một số bức tượng trên Đảo Phục Sinh có nguy cơ bị mất đi vì xói mòn bờ biển”.
Theo các báo cáo của tờ New York Times, các nhà khoa học dự đoán rằng các đại dương sẽ tăng lên đến khoảng hai mét vào năm 2100, điều đó sẽ làm cho “các cơn bão và cơn sóng trở thành một mối đe dọa lớn” đối với các khu vực ven biển. Một bức tường đá cách 3 dặm (khoảng 4,8km) từ bờ biển phía nam hòn đảo Polynesia đã rơi xuống do ảnh hưởng của sóng mạnh vào năm ngoái.
Những "đầu Moai" trên Đảo Phục Sinh có thể không còn tổn tại nữa. - Ảnh: Reuters |
Hiện nay, các nhà khảo cổ đang cố gắng ngăn chặn sự xói mòn bờ biển bằng cách xây dựng một bức tường biển. Chính phủ Nhật Bản thậm chí đã cung cấp một khoản trợ cấp 400.000 USD để hoàn thành công việc này. Các quan chức cũng đang xem xét việc di chuyển các bức tượng lớn và những nghi lễ cổ xưa.
Đảo Phục Sinh chứa nhiều cổ vật và các bức tượng Moai khổng lồ - đại diện cho tổ tiên của người dân trên hòn đảo, đã bị bỏ hoang khoảng 2.000 năm trước. Được phát hiện bởi Polynesia 1.000 năm trước, hòn đảo này hiện giờ thuộc lãnh thổ Chile mặc dù cách khoảng 2.200 dặm (3.500 km) ngoài khơi bờ biển nước này.
Bên cạnh việc mất di sản khảo cổ học, 6.000 cư dân trên đảo có thể lầm vào nguy cơ bị mất đi kế sinh nhai vì họ hầu như dựa hoàn toàn vào ngành du lịch khi du khách đến thăm các địa điểm này. Theo các báo cáo, vào năm 2017 có hơn 100.000 khách du lịch đến thăm hòn đảo, và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên.
TRANG LÊ (Theo RT)