Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ukraine nhận tin "sét đánh ngang tai" từ tiền tuyến, ông Trump bất ngờ "quay xe" trong lập trường giải quyết xung đột

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Mặt trận Donetsk đang trải qua những cuộc giao tranh dữ dội trong suốt 24 giờ qua. Trong khi đó, Belgorod của Nga chính thức sạch bóng lực lượng Ukraine.

Nga giành lại quyền kiểm soát Belgorod

Kênh Rybar đưa tin ngày 20/5, cuộc phản công của quân đội Nga đã hoàn tất, vùng lãnh thổ Belgorod chính thức sạch bóng lực lượng Ukraine. 

Sau khi đánh bại các cuộc tấn công của Kiev vào Popovka và Demidovka tại quận Krasnoyarsk (thuộc vùng Belgorod,), quân đội Nga cuối cùng đã chính thức đẩy lùi các đơn vị Kiev ra khỏi biên giới quốc gia và phát động một cuộc phản công, kiểm soát làng Maryino trên lãnh thổ đối phương.

Trong khi đó, kênh Military Summary đưa tin, lực lượng Moscow tiếp tục tấn công dọc theo toàn bộ tiền tuyến. Có báo cáo về việc bắt đầu các hoạt động chiến đấu của quân đội Nga ở Novopole và Zelenoe Pole thuộc vùng Donetsk. 

Giao tranh rực lửa trên nhiều mặt trận. Ảnh minh họa

Mặt trận Donetsk cũng đang trải qua những cuộc giao tranh dữ dội trong suốt 24 giờ qua. Lực lượng Kiev tại 2 thành phố Pokrovsk và Konstantinovka đang rơi vào vòng xoáy nguy hiểm do mất hàng loạt vị trí phòng ngự vành ngoài.

Lực lượng Moscow bắt đầu hình thành vòng cung phía nam của vòng vây Konstantinovka. Họ phát động một cuộc đột phá từ phía nam trên các xa lộ nối Toretsk và Konstantinovka.

Các dấu hiệu cho thấy, lực lượng Nga đã chính thức phát động một chiến dịch tại ngã ba đường Pokrovsk và Konstantinovka, nhằm triển khai ý tưởng rất tham vọng, có thể kết thúc bằng việc bao vây toàn bộ nhóm lực lượng Kiev tại khu vực Konstantinovka.

Konstantinovka sắp bị bao vây 3 mặt khi các cánh quân Nga ào ạt tiến lên. Khoảng cách đến thành phố từ các hướng khác nhau gồm: 15km tính từ Pokrovsk, 8,5km từ Toretsk và chỉ có 3,7km từ Chasov Yar.

Sau khi kiểm soát làng Novoolenovka, quân đội Nga tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chặn đứng đối phương ở khu vực hồ chứa Kleban-Byksky. Tuy nhiên, lực lượng Moscow đã quyết định không giới hạn ở đó. Từ khu vực làng Novoolenovka, họ bắt đầu tiến về tây bắc, tới Poltavka. 

Ông Trump thay đổi lập trường về giải quyết xung đột

Trong một diễn biến khác, phát biểu trước các phóng viên tại Nhà Trắng sau cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ngày 19/5,  Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ sự thất vọng về quy mô tham gia của Mỹ vào cuộc xung đột Ukraine.  

"Đây không phải là cuộc chiến của chúng ta. Đây không phải là cuộc chiến của tôi. Ý tôi là, chúng ta đã tự vướng vào một việc mà chúng ta không nên can thiệp. Đây thực sự là một mớ hỗn độn", ông Trump nói.

Tổng thống Mỹ tuyên bố Washington đã cung cấp mức viện trợ quân sự và tài chính "khổng lồ, kỷ lục" cho Kiev, vượt xa những gì Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khác đã đóng góp.

Ông Trump từng tự tin có thể tự mình giải quyết xung đột Nga - Ukraine nhanh chóng, nhưng càng tham gia, ông càng thay đổi lập trường của mình.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Thời điểm tranh cử chức tổng thống, ông Trump từng tuyên bố bản thân có "quan hệ rất tốt" với cả hai lãnh đạo Nga - Ukraine và ông sẽ hoàn tất thỏa thuận chấm dứt xung đột Ukraine trong 24 giờ nếu đắc cử.

Song, đến ngày 15/3, sau khi nắm quyền gần ba tháng, ông Trump vẫn chưa hiện thực hóa được cam kết này. "Chà, tôi chỉ có ý đùa khi nói vậy", Tổng thống Mỹ trả lời. "Ý tôi là tôi thực sự muốn giải quyết nhanh gọn và tôi nghĩ mình sẽ thành công".

Hôm 19/5, lập trường của ông chủ Nhà Trắng một lần nữa thay đổi. Sau cuộc điện đàm kéo dài hai giờ với ông chủ Điện Kremlin, Tổng thống Trump cho hay các điều kiện của một thỏa thuận hòa bình phải do chính Nga - Ukraine đàm phán với nhau.

"Hai bên đều có cái tôi lớn", ông Trump nhận định vào chiều 19/5, ngay trước cuộc điện đàm và nói thêm rằng nếu Nga và Ukraine không thể đàm phán về việc chấm dứt xung đột, "tôi sẽ lùi lại để họ tiếp tục với nhau".

Trước câu hỏi liệu có "lằn ranh đỏ" nào khiến ông từ bỏ vai trò trung gian hòa giải xung đột hay leo thang sự can dự của Mỹ hay không, Tổng thống Trump từ chối giải thích thêm. “Tôi nghĩ rằng tôi có một ranh giới nhất định, nhưng tôi không muốn nói ranh giới đó là gì, vì tôi nghĩ rằng nó sẽ khiến cuộc đàm phán thậm chí còn khó khăn hơn thực tế", ông nói. 

Tin nổi bật