Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tuyên bố “không mua bông Tân Cương”, H&M bị dân Trung Quốc đòi tẩy chay

(DS&PL) -

H&M mới đây đã bị một loạt trang thương mại điện tử lớn của Trung Quốc dừng bán sản phẩm của H&M, nhiều người nổi tiếng của “đất nước tỷ dân” cũng tuyên bố ngừng hợp tác.

Mới đây, một loạt trang thương mại điện tử lớn của Trung Quốc dừng bán sản phẩm của H&M. Nhiều người nổi tiếng của “đất nước tỷ dân” cũng tuyên bố ngừng hợp tác.

Theo South China Morning Post, hãng thời trang Thụy Điển H&M đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ người dân Trung Quốc với tuyên bố sẽ không làm việc với bất cứ nhà máy sản xuất hàng may mặc nào ở Tân Cương, từ chối mua nguyên liệu từ Tân Cương, trong đó có bông.

Ngay sau tuyên bố này, tất cả các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc, bao gồm JD, Taobao và Pinduoduo đều đã ngừng rao bán sản phẩm H&M. Tài khoản Weibo của đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng như nhiều kênh truyền thông lớn của Trung Quốc cũng đăng bài chỉ trích dữ dội đối với H&M. Các từ khóa liên quan tới việc tẩy chay H&M chiếm 5 trong số top 10 từ khóa nổi bật trên Weibo.

Hãng thời trang H&M hiện đang vướng phải làn sóng tẩy chay mạnh mẽ từ người dân Trung Quốc. Ảnh Reuters

Một cư dân mạng làm việc tại H&M cho hay anh ta đã từ chức sau khi đọc được tuyên bố của hãng: “Là một nhân viên lâu năm của H&M nhưng hôm nay tôi chủ động xin nghỉ việc, tạm biệt H&M”. Bài đăng trên Weibo của người này đã thu hút sự chú ý và nhận về hơn 200.000 lượt like.

Một số người nổi tiếng ở Trung Quốc cũng nhanh chóng thông báo chấm dứt quan hệ hợp tác với H&M. Vào hôm 24/3, công ty quản lý của nam diễn viên Hoàng Hiên – đại sứ của H&M ra thông báo chấm dứt hợp đồng với hãng thời trang Thụy Điển. Ngôi sao K-pop gốc hoa, cựu thành viên nhóm nhạc f(x) Victoria Song (Tống Thiến) cũng lên tiếng cho biết sẽ ngừng hợp tác với H&M theo bất cứ cách nào.

Được biết, hãng thời trang H&M được thành lập vào năm 1947, hoạt động ở hơn 60 quốc gia trên thế giới. Trung Quốc là thị trường lớn thứ 4 của H&M với 520 cửa hàng. Tuyên bố không nguyên liệu từ Tân Cương của H&M được đưa ra sau khi Mỹ và một số nước châu Âu đưa ra lệnh trừng phạt đối với nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc vì cho rằng họ bóc lột lao động, kỳ thị và vi phạm nhân quyền với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Sau H&M, một loạt các thương hiệu khác như Uniqlo, Nike, Adidas, GAP, Fila, New Balance… cũng tuyên bố không sử dụng vải bông từ Tân Cương. Với động thái này, sản phẩm của tất cả các nhãn hàng trên cũng đã bị gỡ khỏi các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc.

Đinh Kim (Theo SCMP)

Tin nổi bật