Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tự ý truyền dịch bù nước tại nhà phải trả giá bằng mạng sống

(DS&PL) -

Trong mùa hè người dân thường mất nước cơ thể nên hay tự ý truyền dịch bù nước tại nhà. Việc tiêm, truyền tại nhà rất nguy hiểm, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.

Trong mùa hè người dân thường mất nước cơ thể nên hay tự ý truyền dịch bù nước tại nhà. Việc tiêm, truyền tại nhà rất nguy hiểm, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, thậm chí dẫn đến tử vong. 

Infonet đưa tin, tại bệnh viện đa khoa Bắc Quang (Hà Giang), khoảng 15h40 ngày 9/6, khoa Cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân L.T.H. (31 tuổi, trú tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang) trong tình trạng rét run, hoa mắt, nhịp tim nhanh, hoảng loạn, rối loạn ý thức.

Qua khai thác được biết bệnh nhân do thấy mệt mỏi đã ra hiệu thuốc mua 1 chai dịch và nhờ người truyền hộ. Sau khi cắm kim truyền được khoảng 10 phút, bệnh nhân thấy trong người khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, rét run. Gia đình vội vàng rút kim truyền và ngay lập tức đưa bệnh nhân nhập viện. Sau khi được các bác sĩ cấp cứu, sức khoẻ bệnh nhân ổn định.

Trước đó, vào tối 7/4/2019, một phụ nữ 35 tuổi do cảm thấy mệt mỏi nên đã đến phòng khám tư (Thanh Xuân, Hà Nội) để truyền nước.

Sau khi được truyền một chai nước muối Natri Clorit và truyền tiếp một chai đạm Alvesin, 10 phút sau người phụ nữ có biểu hiện sốc, tím tái. Bác sĩ đã rút dây truyền, thực hiện cấp cứu theo phác đồ và gọi xe cấp cứu 115. Tuy nhiên người phụ nữ đã tử vong.

Trong mùa hè người dân thường mất nước cơ thể nên hay tự ý truyền dịch bù nước tại nhà. Việc tiêm, truyền tại nhà rất nguy hiểm, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, thậm chí dẫn đến tử vong, rất nguy hiểm.

Truyền dịch nếu không làm đúng chỉ dẫn của bác sĩ sẽ dẫn đến tai biến sốc phản vệ, nặng hơn có thể tử vong. 

“Không phải người nào khi bị bệnh cũng cần truyền dịch”, TS, BS Vũ Đức Định khẳng định như vậy trên báo Sức khỏe đời sống.

Theo bác sĩ Định, truyền dịch chỉ áp dụng cho những trường hợp như bệnh nhân mất nước cấp tính không thể bù được lượng dịch bằng đường uống. Những người ăn uống kém, suy kiệt, người không thể ăn được trong những ngày đầu sau phẫu thuật ống tiêu hóa… cần phải được truyền dịch để nuôi dưỡng cơ thể. 

PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi (bệnh viện Bạch Mai) cho biết trên Infonet, trước khi truyền dịch bệnh nhân cần phải qua quá trình xét nghiệm cần thiết. Những bệnh nhẹ thì không nên truyền dịch. Nếu cơ thể bị mất nước mà vẫn ăn uống được thì nên bù nước qua đường uống.

Các chuyên gia cũng lưu ý, nếu chưa được khám, xét nghiệm và kết luận từ bác sĩ thì không được tự ý đến cơ sở y tế, quầy dược hoặc mời y bác sĩ về nhà truyền dịch. Quá trình truyền nên cho dịch chảy chậm và phải có bác sĩ thường xuyên theo dõi.

Tiến hành truyền dịch ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và khả năng xử trí tai biến trong khi truyền, hạn chế thực hiện tại nhà, trên đường, trên phương tiện giao thông.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật