Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ăn nhiều rau sống tưởng tốt ai dè vẫn rước bệnh vào người

(DS&PL) -

Trời càng nóng thì những món ăn như gỏi trộn, salad... càng được ưa chuộng, mặc dù, ngoài nguy cơ nhiễm giun sán thì rau sống còn có những tác hại khác.

Trời càng nóng thì những món ăn như gỏi trộn, salad... càng được ưa chuộng. Dù thế, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá nhiều, vì rất có thể sẽ bị nhiễm giun sán và các bệnh không mong muốn. 

Các loại nộm rau sống được ưa chuộng vào những ngày nắng nóng.

Rau sống cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, là món ăn yêu thích của nhiều người. Các loại rau thường được ăn sống như xà lách, kinh giới rau mùi, rau răm, diếp cá..., đều chứa hàm lượng vitamin A,C, E dồi dào và nhiều khoáng chất cùng một số vi lượng cần thiết cho sức khỏe. Nhưng đồng thời loại rau này cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe.

Nhiều người cho rằng ngoài việc nhiễm giun sán, thuốc trừ sâu... thì rau sống chẳng còn tác hại gì, do vậy chỉ cần mua đúng rau sạch, trồng hữu cơ và rửa rau đúng cách là ổn.

Thực tế, việc ăn nhiều rau sống cũng gây một số tác hại khác cho sức khỏe mà ít người biết đến.

Rau sống mang lại nhiều gia trị dinh dưỡng nhưng cũng cần phải chú ý những mặt trái không mong muốn.

Làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu

Hàm lượng vitamin K cao trong rau xà lách sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu, thậm chí dẫn đến chứng huyết khối. Do đó những người đang uống thuốc chống đông máu cần phải tránh ăn sống loại rau này.

Nguy cơ nhiễm giun sán

Đây là loại rau ăn trực tiếp mà không qua chế biến hay đun sôi nên thường chứa lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên các loại rau sống chúng ta ăn hàng ngày như xà lách, rau thơm, cải cúc, rau muống lên tới 92%, thậm chí dù được rửa sạch đến 3 lần nước thì tỷ lệ này chỉ giảm xuống 20 - 30%.

Việc rửa rau thông thường không loại bỏ hết được ký sinh trùng trên đó.

Đặc biệt, trứng giun đũa sinh sôi ở ruột non sẽ nở thành ấu trùng bám trong thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể.

Khi chúng tấn công não, tim, phổi, mắt dẫn đến tình trạng co giật, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, viêm não, giảm thị lực...

Gây sảy thai

Rau răm là một trong những loại rau được ưa chuộng vì nó giúp ấm bụng, tán hàn, tiêu thực. Nhưng nếu lạm dụng quá nhiều dễ sinh nóng rét, thương tổn đến tủy, làm giảm khả năng sinh sản…

Đặc biệt, phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, tuyệt đối không nên ăn để tránh bị mất máu và hạn chế nguy cơ tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.

Gây nguy hiểm cho bệnh tim

Rau mùi là một trong những loại rau sống tạo hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều loại rau này sẽ gây ra tác dụng phụ như tăng sự bài tiết mật và làm tổn hại đến gan. Đồng thời, người mắc bệnh tim khi dùng rau mùi không đúng cách có thể bị giảm huyết áp đột ngột, xuất hiện triệu chứng choáng váng, bất tỉnh...

Gây rối loạn tiêu hóa

Chất xơ trong rau có tác dụng phụ gây khó chịu đường tiêu hóa như đầy hơi, chuột rút, co thắt dạ dày, tiêu chảy, giảm hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng.

Người bị hội chứng ruột kích thích ăn nhiều rau sống có thể bị đầy hơi, đau dạ dày, có cảm giác muốn đi đại tiện ngay.

Những người có hệ tiêu hóa kém không thích hợp ăn rau sống.

Viêm đại tràng

Nhiều loại rau có chứa chất xơ dạng không tan như cellulose, người bệnh viêm đại tràng không nên ăn để tránh thành ruột tổn thương.

Suy thận

Những người mắc bệnh thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và photpho, vì thận không thể loại bỏ chúng theo đường tiểu.

Gây mùi cơ thể

Ăn loại rau chứa nhiều lưu huỳnh thường khiến mồ hôi có mùi khó chịu, trong khi những loại rau màu sậm có thể làm cho nước tiểu có màu.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật