Pháp luật quy định cá nhân có quyền định đoạt tài sản của mình như: Chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản nhưng để thực hiện quyền này đòi hỏi cá nhân đó phải có năng lực hành vi dân sự thực hiện và không trái với các quy định khác của pháp luật.
Hình minh họa.
Trong trường hợp này, lực lượng CSGT đang kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm giao thông thì chủ xe có hành vi đốt xe. Với hành vi trên, chủ xe sẽ bị xử lý về hành vi chống người thi hành công vụ với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Người vi phạm Luật Giao thông đường bộ, tự đốt, phá phương tiện của mình trên đường giao thông tức là tại nơi công cộng, thì hành vi của người này có thể gây ách tắc giao thông hoặc ảnh hưởng đến sự an toàn của những người tham gia giao thông khác nên đủ điều kiện cấu thành tội Gây rối trật tự công cộng.
Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 1-10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Trong trường hợp cá nhân tự đập phá, phá hủy phương tiện giao thông là xe đi thuê, đi mượn hoặc là tài sản của người khác, của vợ chồng thì hành vi phá hủy tài sản có thể bị điều tra về hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Bị áp dụng điều luật này, người vi phạm phải đối mặt với hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng - 3 năm.
Việt Hương (T/h)