Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố bầu theo theo quy trình thế nào?

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Việc bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là một hoạt động dân chủ cơ sở quan trọng, trực tiếp liên quan đến đời sống của người dân tại các địa phương.

Tại sao việc bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lại quan trọng?

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là những người đại diện cho ý kiến, nguyện vọng của nhân dân tại địa phương, có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề của cộng đồng, tham gia xây dựng và phát triển địa phương. Việc bầu cử trực tiếp giúp đảm bảo rằng những người được bầu ra thực sự đại diện cho ý chí của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng quản lý và phát triển ở cấp cơ sở.

Quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

Ngày 14/8/2023 Chính phủ ban hành Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong có quy trình bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, được quy định cụ thể như sau:

Công tác chuẩn bị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

Theo Nghị định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

Ban hành quyết định tổ chức bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch chậm nhất 20 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Ban bành quyết định thành lập Tổ bầu cử chậm nhất 10 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

Việc bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là một hoạt động dân chủ cơ sở quan trọng, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.ầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. (Ảnh: Báo Chính phủ)

Tổ bầu cử gồm: Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố làm Tổ trưởng; thành viên là đại diện các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và đại diện hộ gia đình ở thôn, tổ dân phố (không phải là người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố).

Các quyết định phải được thông báo đến Nhân dân ở thôn, tổ dân phố, niêm yết tại nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn, tổ dân phố và thông báo trên hệ thống truyền thanh hoặc bằng hình thức khác phù hợp với điều kiện của địa phương chậm nhất 07 ngày trước ngày bầu cử.

Thống nhất giới thiệu ít nhất 1 người ra ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tổ chức cuộc họp Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; báo cáo cấp ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để thống nhất giới thiệu ít nhất 1 người ra ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; tổ chức cuộc họp Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố sau khi có ý kiến của chi ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để quyết định danh sách chính thức những người ứng cử (ít nhất 01 người).

Nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản theo mẫu số 05 kèm theo Nghị định này và gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất 15 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư.

Việc tổ chức bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tại cuộc họp của cộng đồng dân cư thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.

Công nhận kết quả bầu cử, trong thời hạn 5 làm việc ngày kể từ ngày nhận được quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc quyết định bầu lại; trường hợp không ban hành quyết định công nhận hoặc quyết định bầu lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tin nổi bật