Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Triệu hồi 16.038 chiếc xe hơi Mazda3 dính lỗi tại Việt Nam

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Công ty TNHH MTV sản xuất và lắp ráp ô tô Vina Mazda vừa đưa ra thông báo triệu hồi 16.038 chiếc Mazda3 để cập nhật phần mềm điều khiển túi khí....

(ĐSPL) – Công ty TNHH MTV sản xuất và lắp ráp ô tô Vina Mazda vừa đưa ra thông báo triệu hồi 16.038 chiếc Mazda3 để cập nhật phần mềm điều khiển túi khí hoạt động không chính xác.

Theo tin tức từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, cơ quan này đã phê duyệt chương trình triệu hồi với 16.038 chiếc xe Mazda3 sedan và hatchback, động cơ dung tích 1.5 và 2.0, để cập nhật phần mềm điều khiển túi khí hoạt động không chính xác.

Mazda3 Hatchback sản xuất từ ngày 9/12/2014 đến ngày 1/11/2016 nằm trong diện triệu hồi. (Ảnh: Người tiêu dùng)

Theo thông báo, hơn 16.000 chiếc xe Mazda3 bị triệu hồi được lắp ráp tại Việt Nam từ 9/12/2014 đến 1/11/2016 để cập nhật phần mềm điều khiển hệ thống túi khí bên hông. Đợt triệu hồi sẽ bắt đầu từ 16/11 đến hết ngày 30/6/2017.

Được biết, phần mềm hần mềm điều khiển túi khí hoạt động không chính xác nên hệ túi khí bên hông sẽ không hoạt động chính xác khi va chạm từ bên hông tương đương lực va ở tốc độ 15-50 km/h. Tuy nhiên, khi độ lớn của lực va chạm lớn hơn (tương đương va chạm trên 50 km/h) thì các túi khí lại đều kích hoạt và hoạt động bình thường.

Thời gian cập nhật phần mềm mới cho các xe thuộc diện triệu hồi sẽ kéo dài khoảng 10 phút mỗi xe.

Trước đó, vào năm 2015, Mazda3 đã bi dính lỗi đèn "check engine" sáng khi đang chạy. Qua nhiều lần trao đổi với khách hàng và cơ quan chức năng, Thaco bắt đầu triệu hồi xe từ tháng 5/2016 và mới đây Mazda2 cũng dính lỗi tương tự và bắt đầu triệu hồi.

Điều 8, Luật bảo vệ quyền của người tiêu dùng quy định:

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

Nhân Văn

Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]ph8IEb5Umv[/mecloud]

Tin nổi bật