Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

“Tranh nhau” trường nghề vì... lợi quyền

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Câu chuyện hai Bộ cùng ra một thông tư có nội dung tương đối giống nhau trước khi luật Giáo dục nghề nghiệp được thi hành đang khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi.

(ĐSPL) - Câu chuyện hai Bộ cùng ra một thông tư có nội dung tương đối giống nhau trước khi luật Giáo dục nghề nghiệp được thi hành đang khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi: Liệu có hay không những khoản lợi nhuận “kếch xù” từ việc quản lý trường nghề?

Miếng ngon không... chia đôi

Trước đó, cả hai Bộ này cũng lấy ý kiến đóng góp cho hai dự thảo thông tư có phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng không khác nhau là mấy.

Chưa quyết định Bộ nào sẽ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề.

Dự thảo thông tư thứ nhất có tên “Quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền thành lập, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia tách, giải thể, đổi tên, thay đổi địa điểm đào tạo đối với trường CĐ, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp”, được bộ LĐ,TB&XH đưa lên mạng lấy ý kiến đóng góp từ ngày 10/2.

Dự thảo thông tư thứ hai có tên “Quy định điều kiện, hồ sơ và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia tách, giải thể trường CĐ” được bộ GD&ĐT đưa lên mạng ngày 17/3.

TS.Ngô Thành Can, Phó khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính.

Trước nhiều ý kiến cho rằng, hai Bộ này đang tranh nhau quản lý trường nghề vì những lợi ích “khủng”, TS.Ngô Thành Can, Phó khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, học viện Hành chính cho biết: Từ năm 1997 đến nay, việc quản lý Nhà nước về dạy nghề do bộ LĐ,TB&XH phụ trách, quản lý Nhà nước về giáo dục do bộ GD&ĐT phụ trách. Bởi vậy, khi chưa có bất kỳ quyết định chính thức nào, tất nhiên cả hai Bộ đều đưa ra những lý lẽ riêng của mình để được quản lý hệ thống trường nghề. Chắc chắn, không ai muốn “miếng bánh ngon phải chia đôi”. Cũng theo TS.Can, hai Bộ đang tranh cãi nhau vì đây là vấn đề liên quan đến quyền lợi, quyền lực và sẽ không ai chịu nhún nhường.

Quan điểm của bộ GD&ĐT, nếu tiếp tục phân chia quản lý như cũ chắc chắn sẽ có nhiều bất cập. Bởi vậy, ngay sau động thái ban hành dự thảo của bộ LĐ,TB&XH, bộ GD&ĐT cũng đáp trả bằng những lý lẽ của mình nhưng chỉ trong phạm vi Bộ này quản lý? “Chắc chắn, trong việc điều hành, quản lý hệ thống trường nghề còn tồn tại nhiều bất cập. Và có lẽ, nó còn liên quan đến vấn đề quyền lợi được hưởng nên hai Bộ mới quyết liệt như vậy”, TS.Can nói.

Cũng theo TS.Can, việc hai Bộ cùng xây dựng hai dự thảo thông tư quy định về cùng một vấn đề, trong khi vấn đề này chưa được giao cụ thể cho bộ nào là không nên. “Hiện nay, Chính phủ chưa giao cho bộ nào quản lý, vậy mà hai Bộ lại thi nhau ban hành thông tư hướng dẫn về vấn đề chưa được giao. Sau này, nếu anh không được giao quản lý thì sẽ thế nào?”, TS.Can đặt câu hỏi.

Bộ GD&ĐT đang quá tải?

Vấn đề nên đặc biệt quan tâm là trách nhiệm của những người có thẩm quyền như thế nào? Quản lý hệ thống trường nghề ra sao? Chỉ ngồi đó để tranh cãi, bàn luận về vấn đề không thuộc thẩm quyền của mình cũng chẳng thể giải quyết được. TS.Can bày tỏ chủ trương nên tiếp tục để hệ thống trường nghề cho bộ GD&ĐT quản lý bởi đào tạo hay dạy nghề cũng có liên quan đến giáo dục. Hơn nữa, nếu coi dạy nghề phải do bộ LĐ,TB&XH quản lý, đào tạo thì trong các trường đại học hiện nay, sinh viên họ học gì, nếu không phải là học nghề? Giáo viên, bác sỹ, nhà báo, kỹ sư, luật sư… nghề nào không phải là nghề? Hiển nhiên, những nghề này đều do bộ GD&ĐT đào tạo ra. Thực tế, nhiều trường đại học có đào tạo hệ cao đẳng. Nếu tách ra như vậy, chẳng lẽ bộ phận đại học thì thuộc bộ GD&ĐT còn bộ phận cao đẳng lại thuộc quản lý của bộ LĐ,TB&XH?

Ở nước ta, việc dạy nghề (dạy các kiến thức, kỹ năng thực tiễn) tại các trường cao đẳng, đại học còn chưa cao, đang rất cần cải thiện. Việc tách dạy nghề cho bộ LĐ,TB&XH chắc chắn sẽ làm cho các hoạt động giáo dục thêm phần cồng kềnh, kém tính liên kết, dàn trải đầu tư, dễ dẫn đến tình trạng lãng phí, khó khăn trong khâu tổ chức đào tạo, đã rối lại càng rối, chất lượng đào tạo nghề chưa cao nay lại càng kém hiệu quả.

Đại biểu Quốc hội Đào Trọng Thi.

Trái ngược với những quan điểm trên, TS.Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng: Giáo dục nghề nghiệp đang bị phân tách thành hai bộ phận do hai Bộ thực hiện quản lý Nhà nước. Điều này dẫn tới tình trạng phân tán, chồng chéo, chia cắt trong quản lý, gây khó khăn trong tổ chức thực hiện đào tạo… Bởi vậy, ông đề nghị quy định giáo dục nghề nghiệp sẽ gồm ba trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Đồng thời vẫn giao bộ LĐ,TB&XH làm đầu mối.

Vị Đại biểu Quốc hội này lý giải: Thực tế, khi bộ GD&ĐT quản lý hệ thống các trường nghề, lĩnh vực này ít được quan tâm đầu tư nên đã không tạo được sự phát triển cần thiết và quy mô đào tạo nghề bị thu hẹp. “Bộ GD&ĐT quản lý các cấp bậc học từ mầm non, phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp cho tới đại học và sau đại học. Nếu giao thêm quản lý với toàn bộ lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có thể làm tăng gánh nặng công việc. Do đó có thể ảnh hưởng nhất định tới việc phát triển đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ”, TS. Thi nói.

Bộ GD&ĐT muốn giữ trường nghề

Đó là tinh thần trong công văn mới đây của bộ GD&ĐT gửi cho bộ LĐ,TB&XH, góp ý về dự thảo do bộ LĐ,TB&XH chủ trì soạn thảo. Trong bản góp ý của mình, bộ GD&ĐT cho rằng, thực tế hiện nay, giáo dục là lĩnh vực duy nhất có hai Bộ cùng quản lý Nhà nước dẫn đến tình trạng phân tán, chia cắt. Việc phân chia như vậy dẫn đến quản lý, điều hành giáo dục không thống nhất nên đã nảy sinh những khó khăn trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, đào tạo. Cùng với đó, việc hình thành hai bộ máy hành chính cồng kềnh cùng quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo ở các cấp từ Trung ương đến địa phương là không phù hợp với chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ về công tác cải cách thủ tục hành chính, giảm đầu mối quản lý.

MINH HỒNG

Xem thêm clip: Bộ Giáo dục đề nghị CA xác minh việc 'chạy điểm vào đại học'

 

Tin nổi bật