Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tránh "lợi ích nhóm", phải thắt chặt quy định về mua sắm tài sản/đấu thầu

(DS&PL) -

Vừa qua, báo chí đã phản ánh sự khác biệt giữa báo cáo và thực tế thực hiện công tác đấu thầu cũng như quy định mua sắm của Tổng công ty CN Xi măng Việt Nam (Vicem)...

Vừa qua, báo chí đã phản ánh sự khác biệt giữa báo cáo và thực tế thực hiện công tác đấu thầu cũng như quy định mua sắm của Tổng công ty  CN Xi măng Việt Nam (Vicem), theo đó, còn nhiều điểm chưa rõ ràng trong công tác đấu thầu cũng như quy định mua sắm của Vicem. PV đã có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Văn Kiên – Trưởng văn phòng Luật sư Ánh sáng Công lý  và Luật sư Phạm Văn Khánh - Công ty luật Vinabiz nhằm tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.

- Vừa qua báo chí phản ánh Vicem ban hành Quy định về lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ  do Tổng giám đốc ký là không đúng thẩm quyền quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vicem. Luật sư nhận định thế nào về việc này?

Luật sư Phạm Văn Khánh: Thứ nhất, sự thật của bài báo đến đâu, phía cơ quan báo chí chắc hẳn đã có những căn cứ, lý do nhất định theo tinh thần của pháp luật báo chí, nghề nghiệp của người làm báo.


Xuất hiện "nhà cung cấp" quen thuộc của vicem trong nhiều năm. Ảnh minh họa

Thứ hai, dưới góc độ luật sư và bạn đọc, tôi thấy, hiện nay, vấn đề mua sắm và đấu thầu có liên quan đến tài sản Nhà nước hoặc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước là những vấn đề lâu nay, luôn có sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như dư luận, đặc biệt là việc bảo đảm mục tiêu và nguyên tắc "công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế" trong công tác đấu thầu, mua sắm... và, các quy định pháp luật của Nhà nước về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, mua sắm tài sản... mà có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước được ban hành cũng hướng đến mục tiêu và nguyên tắc đó.

Khoản 2 Điều 3 Luật Đấu thầu năm 2013 có quy định: "2. Trường hợp lựa chọn đấu thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước; thực hiện gói thầu thuộc dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư được lựa chọn thì doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế". Đây là một quy định thông thoáng của Luật Đấu thầu năm 2013, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nâng cao tính chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, việc VICEM ban hành Quyết định số 249/QĐ-VICEM nằm trong phạm vi pháp luật cho phép, được thực hiện và phù hợp với tinh thần của pháp luật. Tuy nhiên, quy định riêng phải được xây dựng để triển khai công tác đấu thầu, mua sắm hàng hóa/tài sản...phải đảm bảo các tiêu chí, mục tiêu "công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế" như tinh thần của Luật đã nêu.

Luật sư Lê Văn Kiên:  Chiếu theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vicem (ban hành kèm theo Quyết định số 841/QĐ-TTg ngày 1/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ), thẩm quyền quyết định các quy chế quản lý nội bộ thuộc về Hội đồng thành viên, người có thẩm quyền ký quyết định là Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Quy định về lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ để đảm bảo tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được tổ chức tại Công ty mẹ Vicem là một quy chế quản lý nội bộ, vì nó quy định các nguyên tắc, trình tự, thủ tục mua sắm. Trong khi đó, các căn cứ của quyết định số 249 và quyết định số 2267 do Tổng giám đốc ký đều không nêu ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên cho ông Trần Việt Thắng, không có biên bản họp thông qua của Hội đồng thành viên, mà chỉ có đề xuất của Phòng Quản lý vật tư thiết bị và Mua sắm công nghệ.

- Việc đấu thầu của Vicem liệu có đảm bảo công khai, minh bạch trong quy định mua sắm ban hành kèm theo quyết định  249, ngày 05/2/2016 của Vicem?

Luật sư Phạm Văn Khánh:  Khi xem xét và đánh giá về tính "công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế" của các quy định nội bộ của các DNNN được ban hành, cần phải được xem xét tổng thể, đánh giá trên nhiều khía cạnh từ thẩm quyền ban hành, quá trình xây dựng quy định nội bộ, các nội dung liên quan như việc tổ chức công bố thông tin, phương tiện công bố thông tin, quyền tiếp cận thông tin về đấu thầu/mua sắm... đến việc công bố các quy định nội bộ này như thế nào, quá trình thực thi ra sao (để có thể sửa đổi, bổ sung hay điều chỉnh) phù hợp với từng DNNN và quan trọng, vẫn bảo đảm các quy định, yêu cầu của pháp luật.

Dưới góc nhìn của một luật sư, việc các DNNN ban hành những quy định nội bộ/quy định riêng cho hoạt động mua sắm hàng hóa, nhiên liệu...để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì hoạt động thường xuyên cũng không nằm ngoài các quy định, cũng như tinh thần của pháp luật; cụ thể hơn, các quy định của Quyết định số số 249/QĐ-VICEM của VICEM vẫn phải đảm bảo các yêu cầu, quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật liên quan.

Luật sư Lê Văn Kiên: Theo đối chiếu, quyết định số 249  ngày 5/2/2016 và cả quyết định số 2267 ngày 6/11/2014 của Vicem đều không thấy các điều khoản, nội dung quy định nhằm đảm bảo thông tin trong đấu thầu được công khai.

Cụ thể, các quy trình lựa chọn nhà cung cấp nêu tại Mục 2 (từ Điều 5 đến Điều 9) của Quy định được ban hành kèm theo QĐ2267 hay Mục 2 (từ Điều 5 đến Điều 9) của Quy định được ban hành kèm theo QĐ249 đều không quy định về việc tổ chức công bố thông tin, phương tiện công bố thông tin.

Theo tôi, điều này là không minh bạch, vì nó làm hạn chế khả năng tiếp cận thông tin của các nhà cung cấp có năng lực, từ đó không phát huy được hiệu quả của việc mua sắm và khó đảm bảo tiêu chí công bằng trong hoạt động mua sắm.

Trong khi đó, trên website của Vicem có rất ít thông tin về hoạt động mua sắm theo quy chế riêng, mặc dù đơn vị này mua sắm hàng trăm tỷ đồng nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hoá, dịch vụ mỗi năm thuộc các chủng loại gạch chịu lửa, dầu mỡ, bi nghiền, thép chịu mòn, túi lọc bụi, con lăn, băng tải, dịch vụ bảo hiểm, vận chuyển clinker... Quy trình mua sắm là: căn cứ vào nhu cầu các mặt hàng trên, Vicem gửi thư mời chào giá và xét duyệt hồ sơ chào giá của tối thiểu 3 nhà cung cấp định trước để lựa chọn nhà cung cấp.

-  Hệ quả của việc thiếu những quy định rõ rang, chi tiết trong đấu thầu/mua sắm là thế nào, thưa Luật sư?

Luật sư Phạm Văn Khánh: Phải thừa nhận một thực tế là, vấn đề này vẫn còn rất nhiều điều tiếng không hay có liên quan mà dự luận vẫn thường gọi là "sự chi phối", lợi dụng của "sân sau", của các "lợi ích nhóm" hoặc sử dụng "quân xanh, quân đỏ"... nhằm chiếm đoạt tài sản Nhà nước thông qua hoạt động đấu thầu, mua sắm thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước. Hoạt động "chi phối", lợi dụng của nhóm "sân sau" hay nhóm lợi ích này có thể được thực hiện ngay từ khi xây dựng và ban hành chính sách, quy định nội bộ của DNNN đến thực tiễn quá trình thực hiện, triển khai trong quá trình đấu thầu, mua sắm tài sản/hàng hóa có nguồn gốc ngân sách Nhà nước.

Do vậy, tôi cho rằng, đã đến lúc, Nhà nước cần thắt chặt hơn nữa công tác quản lý, sửa đổi và hướng dẫn chi tiết hơn các quy định pháp luật về đấu thầu, có liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm tài sản có nguồn gốc ngân sách, để qua đó, tránh việc lợi dụng của các "lợi ích nhóm", của các "công ty sân sau" của những người có chức vụ quyền hạn, góp phần làm giảm sự thất thoát tài sản của nhà nước, của nhân dân. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra, giám sát của các cơ quan có chức năng của Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu, mua sắm tài sản cũng được đặt ra.

Qua thống kê dữ liệu từ Báo Đấu thầu, từ tháng 11/2015 đến hết năm 2016, có khoảng 250 gói thầu được các đơn vị của Vicem thông báo mời thầu trên Báo Đấu thầu và Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trong số đó, số lượng gói thầu do một thành viên của Vicem làm bên mời thầu lên đến trên 170 gói.

Và nếu tính cả kết quả chỉ định thầu thì có chưa đến 170 kết quả lựa chọn nhà thầu được các đơn vị của Vicem công bố trên Báo Đấu thầu. Cụ thể, theo thống kê, tính đến ngày 6/3/2017, kết quả lựa chọn nhà thầu được công khai cũng chỉ “nhích” lên khoảng 180, thấp hơn nhiều so với số lượng thông báo mời thầu đã được công bố.


Tin nổi bật