Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trang Trần hóa gái hư trong "Đêm vượn hú"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Tốt nghiệp trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội nhưng đây là lần đầu tiên Trang Trần xuất hiện trên sân khấu kịch.

(ĐSPL) - Tốt nghiệp trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội nhưng cô diễn viên “chân dài” chỉ khẳng định mình ở các vai diễn điện ảnh và đây là lần đầu tiên Trang Trần xuất hiện trên sân khấu kịch.

Nội dung vở kịch "Đêm vượn hú" diễn ra bắt đầu từ một đêm mưa, một thám tử tư đi lạc và trú nhờ một ngôi biệt thự của bà già bí ẩn trên núi cao và nhận ra những bất thường từ ngôi nhà u ám này. Con trai bà chủ nhà thì lạnh lùng, thô lỗ ra mặt. Con dâu bà chủ nhà thì luôn sụt sụt, uất ức, hờn tủi, cứ ngóng vô núi nghe tiếng con vượn kêu mà khóc. Thằng ở là một gã gù xấu xí càng khó hiểu hơn. Nó luôn sụt sịt khóc cho cái chết của một đứa trẻ nào đó mà không ai trong ngôi nhà quan tâm đến.

Khi vị thám tử muốn dời chân đi, bỗng dưng người con dâu bị tai nạn té lầu chết bất ngờ. Trong lúc tìm hiểu nguyên nhân, vị thám tử bỗng rơi vào một cái bẫy mưu sát. Thám tử chỉ may mắn sống sót nhờ sự cứu giúp đúng lúc của một bóng đen bí ẩn luôn lẩn khuất trong tòa biệt thự.

Đó hoàn toàn là một ngôi biệt thự hắc ám. Vị thám tử tức giận, quyết ở lại điều tra những ai đã giết chết cô con dâu, ám sát hụt mình. Cuộc điều tra dần mở hé ra những nhân vật, những tình tiết về một tội ác năm xưa,cái chết và sự ăn năn, uất ức… của những người hôm nay.

Thông điệp lớn của tác giả: “Mỗi con người trong vở kịch đều có tình cảm, mưu tính, tư lợi riêng. Để đạt mục đích của mình họ sẵn sàng sa ngã, phạm tội, hoặc ghê gớm hơn là đem công lý, tình người ra làm vật mặc cả. Nhưng đó chỉ là con đường dẫn họ tới cái chết và tự hủy diệt lẫn nhau. Chỉ có lòng yêu thương, trắc ẩn ở con người là tồn tại”.

Sân khấu của “Đêm vượn hú” được thiết kế theo thủ pháp tả thực, nhạc tình huống hồi hộp, gay cấn kết hợp xử lý âm thanh, tiếng động ấn tượng. “Đêm vượn hú” có tiết tấu nhanh, mạnh, xen lẫn những phút tự sự, lắng đọng trong một không khí bao trùm của toàn bộ vở diễn là hồi hộp, gây cấn, đầy ám ảnh.

Đạo diễn Chánh Trực đã dùng lối kể chuyện tự sự với một nhân vật dẫn chuyện, cũng là nhân vật trung tâm của câu chuyện, người chứng kiến toàn bộ câu chuyện (thằng Gù).

Thằng Gù đóng vai trò nhân chứng sống thuật lại câu chuyện với những vị khách tham quan ngôi nhà (khán giả). Câu chuyện không theo kết cấu liền mạch thông thường mà diễn ra theo cảm xúc, ký ức, hồi tưởng của thằng Gù, trong đó có cả sự đối đáp, tương tác với khán giả (mặc định hoặc “gài” trước). Tình huống kịch diễn ra ở nhiều góc “tòa nhà” (khán phòng) theo đúng như hồi tưởng của thằng Gù với câu chuyện thật từ quá khứ.

NSƯT Lê Thiện đóng vai bà mẹ của Sinh, chủ ngôi biệt thự bí ẩn, thực sự mang đến một hình ảnh đẹp về niềm đam mê nghệ thuật. Ở tuổi ngoài 70, với một vai diễn nặng ký, chuyển biến tâm lý cũng như hành động liên tục, nhưng Lê Thiện đã tạo ra một nhân vật đậm nét và đầy ám ảnh.

NSƯT Mỹ Uyên chứng tỏ đẳng cấp trong nghệ thuật diễn xuất nhuần nhuyễn, với vai diễn có nội tâm dữ dội, diễn biến, hành động bất ngờ, đưa khán giả qua những trạng thái tâm lý khác xa nhau; từ yếu đuối đến quyết liệt, từ yêu thương đến căm hận. Hóa thân của vẻ đẹp mong manh nơi cô, dù không xuất hiện trên sân khấu phút nào, là tiếng hát trong trẻo của bé Ái – đưa người xem vào không khí của yêu thương, tha thứ và giải thoát.

Sự xuất hiện của NSƯT Hữu Quốc với vai nam chính trong “Đêm vượn hú” cho thấy một sự dày công của ê kíp. Hữu Quốc vốn quen thuộc với sân khấu cải lương, nhưng với vai diễn Sinh – người chồng thô lỗ, anh đã lột tả được cả sự ác độc, hèn nhát cũng như sự tham lam trong mỗi con người. 

Và sự hi sinh rất lớn của  NSƯT Việt Anh trong vai thằng Gù lúc già, người dẫn chuyện cũng cho thấy dường như ở sân khấu 5B, vai chính hay vai nhỏ không quan trọng, mà cả ê kíp luôn hướng đến sự toàn mĩ của từng tác phẩm.

Diễn viên Hùng Thuận đã có một vai diễn hay trong một vở diễn đòi hỏi nhiều về kỹ năng biểu đạt nội tâm. Anh cho thấy sự trưởng thành trong vai diễn thằng Gù và các đạo diễn hoàn toàn yên tâm khi giao vai cho anh.

Liễu Phố - do Trang Trần thủ vai - là người đàn bà lả lơi, mạnh mẽ, chạy theo ham muốn bản năng, sẵn sàng ngả vào lòng bất kỳ người đàn ông nào. Tốt nghiệp trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội nhưng cô diễn viên “chân dài” chỉ khẳng định mình ở các vai diễn điện ảnh.

Lần đầu tiên xuất hiện trên sân khấu kịch, vai diễn của Trang Trần lẽ ra chỉ như những nét chấm phá cho tình tiết của vở kịch thêm phong phú nhưng bằng những lời thoại khá tự nhiên và phong cách diễn như không diễn, Trang Trần đã mang lại những tiếng cười sảng khoái cho khán giả trong một vở bi kịch mà kết cấu và nội dung chính từ đầu tới cuối khá nặng nề, cuộn xoáy tâm lý người xem trong những trắc trở, đớn đau do chính sự đa đoan và bạc bẽo của lòng người, sự tham lam và cái ác lộng hành gây nên.

“Đêm vượn hú” (tác giả: Xuyên Lâm, đạo diễn Chánh Trực; diễn viên: NSƯT Mỹ Uyên, NSƯT Hữu Quốc, NSƯT Việt Anh, Trang Trần, Hùng Thuận…) 

Ảnh: Zun Phan

Tin nổi bật