Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

TP. HCM xin hỗ trợ khẩn 3000 nhân viên y tế, bộ Y tế nói gì?

(DS&PL) -

Thứ trưởng bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn lên tiếng về việc TP. HCM kiến nghị khẩn xin hỗ trợ 1.000 bác sĩ và 2.000 điều dưỡng.

Ngày 16/12, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Lê Hòa Bình vừa ký văn bản khẩn gửi bộ Y tế đề nghị tiếp tục hỗ trợ bổ sung lực lượng y tế tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, UBND TP. HCM kiến nghị bộ Y tế hỗ trợ bổ sung 1.000 bác sĩ, trong đó có 300 bác sĩ có chuyên môn hồi sức, cấp cứu và 2.000 điều dưỡng, trong đó có 600 điều dưỡng có chuyên môn hồi sức, cấp cứu, theo báo Pháp Luật TP. HCM. 

Đồng thời, tiếp tục duy trì hoạt động của Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 thuộc bệnh viện (BV) Trung ương Huế. Theo UBND TP. HCM, hiện nay, tình hình dịch COVID-19 tại thành phó có chiều hướng gia tăng, tỉ lệ bệnh nhân COVID-19 nặng khá cao.

Chiều cùng ngày, tại họp báo cung cấp tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, Chánh Văn phòng sở Y tế TP. HCM Nguyễn Thị Huỳnh Mai đã giải thích về lí do TP. HCM kiến nghị khẩn bộ Y tế hỗ trợ 1.000 bác sĩ và 2.000 điều dưỡng, theo báo Lao Động. 

Chánh Văn phòng sở Y tế TP. HCM Nguyễn Thị Huỳnh Mai. Ảnh: Báo Lao Động. 

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết việc TP. HCM xin hỗ trợ khẩn 3.000 bác sĩ, điều dưỡng là nằm trong kế hoạch triển khai công tác đối phó trước biến chủng Omicron. Theo bà Mai, nội dung thứ 8 trong thế trận y tế ứng phó trước với biến chủng Omicron, ngành Y tế cần thực hiện ngay hoạt động xây dựng, triển khai các bệnh viện dã chiến hoặc cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 ở cấp huyện và sẵn sàng kích hoạt, đưa vào hoạt động ngay khi có nhu cầu.

Thêm vào đó, lúc thành phố bước vào cao điểm chống dịch, hầu hết bệnh viện trên địa bàn ngừng tiếp nhận bệnh nhân để tập trung phòng, chống dịch. Hiện, các bệnh viện đã được trả lại công năng, vừa chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19, vừa thăm khám, điều trị các bệnh lý khác. Vì thế, mỗi bệnh viện, bác sĩ phải chia sẻ rất nhiều công việc.

Bà Mai cho biết, theo tính toán về số F0 đang nhập viện, thành phố ước tính cần bổ sung 3.000 bác sĩ, điều dưỡng. Tuy nhiên, dự kiến 1-2 tháng tới, khi địa bàn khống chế được số ca tử vong, lực lượng chi viện được xem đã hoàn thành sứ mệnh.

Dân Trí đưa tin, về vấn đề TP. HCM xin hỗ trợ 3000 nhân viên y tế, Thứ trưởng bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: "Chúng tôi đang làm việc cụ thể với TP. HCM về nguồn nhân lực hỗ trợ cụ thể cần bao nhiêu bác sĩ, điều dưỡng, hỗ trợ tầng nào. Bộ chỉ có thể cử lực lượng chi viện hỗ trợ tầng 3, còn phía cơ sở thành phố cần có sự điều chỉnh cho phù hợp".

Cũng theo Thứ trưởng Sơn, không chỉ TP. HCM mà nhiều địa phương cũng kiến nghị bộ Y tế cử lực lượng hỗ trợ. Tuy nhiên, nhân lực của bộ cũng có hạn, chỉ có thể hỗ trợ ở tầng cao nhất. "Các địa phương có khó khăn, vướng mắc gì, bộ sẽ cố gắng hỗ trợ trong khả năng. Như thành phố Hà Nội, bộ cũng đã đồng cho phép sử dụng test nhanh kháng nguyên để xác định ca mắc COVID-19", Thứ trưởng nói.

Theo lời bà Huỳnh Mai, Hiện, các bệnh viện tại TP. HCM đã được trả lại công năng, vừa chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19, vừa thăm khám, điều trị các bệnh lý khác.

Tại buổi họp trực tuyến trước đó với các tỉnh phía Nam, trước thực trạng thiếu lực lượng chuyên môn y tế trong khi F0 gia tăng, Thứ trưởng Sơn cũng đã đề nghị Giám đốc các sở Y tế tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh, thành phố chỉ sử dụng lực lượng y tế cho chuyên môn y tế, lực lượng khác như đoàn thanh niên... hỗ trợ làm việc hành chính. Bên cạnh đó, cũng cần có chế độ đãi ngộ phù hợp với lực lượng tham gia chống dịch.

Theo bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch COVID-19 vẫn đang có chiều hướng diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thêm vào đó, đã có nhiều nước ghi nhận biến chủng mới Omicron, Tuổi Trẻ Online thông tin. 

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến chủng này, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập và lây lan vào nước ta rất lớn. Cùng với các biến chủng đang lưu hành sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 ở người thuộc nhóm nguy cơ: nhóm người trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng đầy đủ.

Vì vậy việc quản lý, bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong rất cấp thiết.

Bích Thảo (T/h) 

Tin nổi bật