Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

TP HCM : Đề xuất đánh thuế cao với bất động sản "lướt sóng"

(DS&PL) -

UBND TP.HCM đã kiến nghị Bộ Xây Dựng ban hành một số giải pháp về mức thuế đối với bất động sản thứ hai trở lên và các giao dịch bất động sản diễn ra trong thời gian ngắn

UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Xây Dựng ban hành một số giải pháp về mức thuế đối với bất động sản thứ hai trở lên và các giao dịch bất động sản diễn ra trong thời gian ngắn sau khi mua trong vòng một năm.

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng ban hành một số giải pháp về thuế nhằm đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận nhà ở của người dân.

Cụ thể, UBND TP.HCM đã kiến nghị Bộ Xây dựng áp dụng mức thuế suất cao đối với bất động sản thứ hai trở lên và các giao dịch bất động sản diễn ra trong thời gian ngắn sau khi mua (trong vòng 1 năm) thường được gọi là đầu tư bất động sản "lướt sóng". Đồng thời, thu thuế tài sản trên đất và giá trị tăng thêm của đất và bất động sản trên đất từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng.

Liên quan đến vấn đề huy động vốn, UBND TP.HCM cũng cho rằng, Bộ Xây dựng cần phát hành trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình, huy động vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, đầu tư tài chính trong và ngoài nước, ban hành cơ chế huy động vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng, chỉnh trang và phát triển đô thị, nghiên cứu tạo hành lang pháp lý cho một số công cụ tài chính mới cho thị trường bất động sản phát triển.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cần nghiên cứu tạo hành lang pháp lý cho một số công cụ tài chính mới cho thị trường bất động sản phát triển.

TP.HCM yêu cầu áp dụng mức thuế cao đối với bất động sản thứ 2 trở lên. (Ảnh minh họa)

Trước mắt, TP.HCM kiến nghị cho phép thí điểm một số công cụ tài chính mới cho thị trường bất động sản như Quỹ tiết kiệm nhà ở, Quỹ tín thác bất động sản REITS, nhằm đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản.

Về chính sách nhà ở xã hội, Bộ cần xem xét cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách để Ngân hàng Nhà nước có căn cứ cấp bù lãi suất nhằm thực hiện sớm chính sách nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở năm 2014.

Bên cạnh đó, UBND TP. HCM cũng đề xuất Bộ Xây dựng cần chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện cho vay ưu đãi và chính sách tiết kiệm nhà ở xã hội theo khoản 5 điều 13 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP để tạo thêm nguồn vốn thực hiện chương trình nhà ở xã hội và đảm bảo công bằng cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội.

Tiếp đó, UBND TP.HCM cũng kiến nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn công tác phân loại đô thị đối với trường hợp TP.HCM là đô thị đặc biệt.

BĐS mua đi bán lại trong thời gian ngắn sẽ bị đánh thuế cao.

Theo báo cáo UBND TP.HCM, trên địa bàn thành phố hiện có 29 dự án phát triển nhà ở quy mô lớn, trong đó có 2 dự án với quy mô sử dụng đất từ 50ha trở lên và 27 dự án có tổng mức đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên hoặc quy mô căn hộ từ 1.500 căn trở lên.

Trước đó, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cũng từng đưa kiến nghị lên Chính phủ và các bộ ngành về phương thức đánh thuế tài sản đối với cá nhân sở hữu từ bất động sản thứ hai trở lên. Trong văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Tài chính cùng một số bộ ngành khác, HoREA cho rằng không chỉ có chức năng tạo nguồn thu ngân sách, thuế còn là công cụ điều tiết. Do đó, Luật Thuế tài sản có thể được nghiên cứu áp dụng đối với nhà, đất để xây dựng nguồn thu ngân sách ổn định, bền vững và chống đầu cơ cũng như lãng phí trong việc sử dụng BĐS.

Nhật Nam

Tin nổi bật