Người có vấn đề về thận nên bổ sung hạt mắc ca vào chế độ ăn vì ít protein, carbohydrate và kali. Loại hạt này chứa nhiều canxi, chất béo lành mạnh, folate, magie, mangan, đồng và sắt.
Người mắc bệnh thận mạn tính có nguy cơ hạ selen trong máu hoặc thiếu selen. Đây là chất dinh dưỡng được cơ thể bài tiết trong quá trình lọc máu. Bổ sung hạt mắc ca vào chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt selen.
Tuy nhiên người bệnh thận đang theo chế độ ăn kiêng không nên ăn mắc ca do chúng chứa hàm lượng phốt pho cao.
ổ sung hạt mắc ca vào chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt selen.
Hạt hồ đào (hạt óc chó) bỏ vỏ cứng bên ngoài lấy nhân bên trong, tên thuốc là hồ đào nhục. Trong Đông y, hồ đào nhục có vị ngọt, béo, tính ấm, vào các kinh phế, can, thận. Điều trị thận khí hư. Gần đây có tài liệu cho rằng nhân của quả hồ đào có tác dụng điều hòa mỡ máu, tốt cho tim mạch.
Theo các nghiên cứu, protein chứa trong đậu phộng cao khoảng 30% và giá trị dinh dưỡng của nó tương đương với trứng, sữa, thịt nạc... được cơ thể dễ dàng hấp thụ.
Đậu phộng rất giàu chất béo, lecithin, vitamin A, vitamin B, vitamin E, canxi, phốt pho, sắt và các yếu tố khác tốt cho sức khỏe của thận. Kết quả từ một thí nghiệm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy, resveratrol có trong đậu phộng cũng giúp giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.
Hạt lanh có tác dụng cải thiện chức năng thận bằng cách làm giảm độ đặc của máu, giảm mức cholesterol và sưng tấy. Các nghiên cứu này thử nghiệm trên động vật mắc bệnh thận mạn tính cho thấy bổ sung hạt lanh trong chế độ ăn có thể mang đến tác dụng bảo vệ thận.
Hạt dẻ là loại thực phẩm có chức năng nuôi dưỡng dạ dày, lá lách, thận...
Hạt dẻ là loại thực phẩm có chức năng nuôi dưỡng dạ dày, lá lách, thận và giúp cầm máu, tăng cường cơ bắp. Do đó, chúng ta nên ăn một ít hạt dẻ mỗi ngày để giúp kéo dài tuổi thọ.
Chất chống oxy hóa trong hạt bí ngô có tác dụng như thuốc lợi tiểu, hỗ trợ loại bỏ các chất độc hại ra khỏi thận. Ăn hạt bí còn có tác động tích cực đến tuần hoàn cũng như chức năng thận và gan, từ đó ngăn chặn sự tích tụ axit uric trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc sỏi thận.
Hạt thông có tác dụng nuôi dưỡng tim và thận, bổ máu, giữ ẩm cho da, giảm ho, thích hợp cho người già, lão hóa sớm, mất trí nhớ, chóng mặt, táo bón. Chúng ta nên thường xuyên thêm lượng đường thích hợp và ăn hạt thông vào bữa sáng.
Hạt mè giúp giảm viêm, cải thiện triệu chứng ngứa do bệnh thận gây ra.
Theo nghiên cứu năm 2014 của Trường Đại học Belgrade (Serbia), 30 người mắc bệnh thận ăn 6g hạt mè mỗi ngày trong ba tháng giúp giảm viêm, cải thiện triệu chứng ngứa do bệnh gây ra. Ngoài hạt mè, họ còn được chọn lựa giữa 6 g hạt bí và 18 g hạt lanh.
Hạnh nhân có tác dụng duy trì làn da khỏe mạnh, chứa amygdalin, dầu béo, protein và các axit amin tự do khác nhau. Chúng ta có thể ăn hạnh nhân để bổ sung các chất dinh dưỡng cho thận.