Thận là cơ quan thực hiện nhiều chức năng của cơ thể. Quan trọng nhất, thận lọc các chất thải và các tạp chất khác trong máu. Những chất thải này được lưu trữ trong bàng quang và sau đó được thải ra ngoài qua nước tiểu.
Ngoài ra, thận còn giúp điều chỉnh nồng độ pH, muối và kali trong cơ thể. Chúng cũng sản xuất hormone điều hòa huyết áp và kiểm soát việc sản xuất hồng cầu.
Thông qua việc giữ cho thận khỏe mạnh, cơ thể sẽ lọc và thải chất thải đúng cách, đồng thời sản xuất hormone để giúp cơ thể hoạt động bình thường.
Dưới đây là một số cách giúp thận khỏe mạnh:
Nước không chỉ đóng vai trò quan trọng với cơ thể mà còn cần thiết để thận làm việc hiệu quả và khỏe mạnh nên uống đủ nước rất cần thiết. Uống quá nhiều nước khiến thận phải làm việc quá tải, uống ít nước khiến các độc tố dễ tích tụ. Tùy thể trạng, giới tính, cường độ vận động, mỗi người có thể uống lượng nước khác nhau, trong đó người trưởng thành cần khoảng 1,5-2 lít nước. Có thể bổ sung bằng nhiều hình thức như nước uống, nước ép trái cây, các món ăn nhiều nước.
Mỗi người có thể uống lượng nước khác nhau, trong đó người trưởng thành cần khoảng 1,5-2 lít nước.
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp giảm mỡ thừa, giảm cân nặng, duy trì vóc dáng đẹp, mà còn tốt cho sức khỏe của bạn. Thói quen tập thể dục còn giúp giảm huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tổn thương thận hay mắc bệnh thận mãn tính...
Bất cứ loại hình vận động nào từ đi bộ, chạy, đạp xe và thậm chí là khiêu vũ … đều rất tốt cho sức khỏe nói chung mà không cần phải chạy maraton. Thậm chí, bạn có thể chọn các công việc thường ngày năng động như làm việc nhà cũng sẽ đem lại kết quả tuyệt vời.
Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bị tình trạng lượng đường trong máu cao có thể bị tổn thương thận. Khi các tế bào của cơ thể không thể sử dụng đường trong máu, thận buộc phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Qua nhiều năm, điều này có thể gây hại cho thận.
Nếu kiểm soát lượng đường trong máu, bạn sẽ giảm được nguy cơ bị tổn thương thận.
Nếu kiểm soát lượng đường trong máu, bạn sẽ giảm được nguy cơ bị tổn thương thận.
Thói quen ăn mặn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cao huyết áp - tác nhân chủ yếu gây ra bệnh suy thận mạn. Ăn nhiều muối còn là tác nhân hàng đầu hình thành sỏi thận. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng muối một người trưởng thành tiêu thụ chỉ nên dưới 5 g một ngày. Tuy nhiên, người bệnh thận nên cắt giảm còn dưới 2 g muối một ngày.
Huyết áp cao có thể gây tổn thương thận. Nếu huyết áp cao xảy ra cùng với các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc cholesterol cao, thì sẽ tác động lên cơ thể bạn có thể lớn hơn.
Chỉ số huyết áp khỏe mạnh là 120/80mmHg. Khi mức huyết áp nằm giữa 120/80 mmHg và 139/89mmHg, rất có thể bạn đang bị tiền cao huyết áp. Nếu bạn đang chới với ở mức huyết áp này, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp giảm huyết áp của bạn.
Nếu chỉ số huyết áp của bạn luôn ở mức trên 140/90mmHg thì có thể bạn đã mắc bệnh tăng huyết áp. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc theo dõi huyết áp thường xuyên, thay đổi lối sống và có thể phải dùng thuốc huyết áp.
Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc một số bệnh gây tổn thương thận. Các bệnh này bao gồm tiểu đường, bệnh tim và bệnh thận.
Chế độ ăn uống cân bằng ít natri, thịt chế biến sẵn có thể giúp giảm nguy cơ tổn thương thận. Ngoài ra, mọi người nên thử ăn các thực phẩm hàm lượng natri thấp như súp lơ, quả việt quất, cá, ngũ cốc.
Người thừa cân, béo phì là một trong những nhóm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, xơ vữa mạch máu cao nhất. Các vấn đề sức khỏe này đều ảnh hưởng xấu đến chức năng thận, nguy cơ dẫn tới suy thận mạn tính. Do đó, cần thường xuyên theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) để duy trì ở mức 18,5-24,9. Người có BMI vượt qua ngưỡng này đồng nghĩa thừa cân, béo phì, cần áp dụng chế độ ăn uống tiết chế khoa học, kết hợp tập thể dục đều đặn.
Hút thuốc làm hỏng các mạch máu trong cơ thể của bạn, dẫn đến lưu lượng máu đi khắp cơ thể và thận của bạn bị cản trở, thậm chí chậm hơn.
Hút thuốc cũng khiến thận tăng nguy cơ ung thư. Nếu bạn ngừng hút thuốc nguy cơ ung thư thận và mắc các bệnh thận sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, sẽ mất nhiều năm để chức năng thận hồi phục trở lại mức độ của một người chưa bao giờ hút thuốc.
Nếu bạn ngừng hút thuốc nguy cơ ung thư thận và mắc các bệnh thận sẽ giảm xuống.
Ngoài tác dụng chữa bệnh, các loại thuốc tiềm ẩn những tác dụng phụ nhất định. Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm có thể ảnh hưởng đến chức năng thận nếu dùng thường xuyên, không theo kê đơn. Không tự ý mua và sử dụng các thực phẩm chức năng không rõ thành phần và nguồn gốc, các loại nước lá cây không rõ công dụng mà chưa tham khảo bác sĩ.
Những tổn thương chức năng thận thường phát triển âm thầm, khó nhận ra thông qua các biểu hiện bên ngoài, mà cần thực hiện các xét nghiệm đánh giá mới có thể phát hiện. Người khỏe mạnh có thể kiểm tra chức năng thận định kỳ 6-12 tháng một lần. Người mắc bệnh thận, tiểu đường, cao huyết áp, béo phì... cần kiểm tra chức năng thận thường xuyên hơn do biến chứng liên quan đến thận ở nhóm này diễn ra nhanh hơn.