Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Top 10 nhân vật phản diện bị ghét nhất trong truyện kiếm hiệp Kim Dung

(DS&PL) -

Sự độc ác và cá tính khác biệt của những nhân vật phản diện này khiến người hâm mộ khó lòng quên nổi họ mỗi khi nhắc tới tiểu thuyết của Kim Dung.

Sự độc ác và tàn bạo đến tận cùng của những nhân vật phản diện này khiến người hâm mộ lòng quên nổi họ mỗi khi nhắc tới tiểu thuyết của Kim Dung hoặc các bộ phim kiếm hiệp chuyển thể.

1. Nhạc Bất Quần (Tiếu ngạo giang hồ)

Nhạc Bất Quần, chưởng môn phái Hoa Sơn là nhân vật bị căm ghét bậc nhất ở truyện Kim Dung. Mang biệt danh “Quân tử kiếm” nhưng kỳ thực Nhạc Bất Quần lại là tên ngụy quân tử xảo trá. Vì Tịch Tà kiếm phổ, họ Nhạc sẵn sàng lợi dụng chính con gái mình, đổ tội cho đại đệ tử Lệnh Hồ Xung và sát hại Định Dật sư thái.

2. Mộ Dung Phục (Thiên long bát bộ) 

Mộ Dung Phục có gia thế hiển hách, võ nghệ cao cường, được giang hồ tôn vinh là cao thủ ngang tầm bang chủ Cái Bang Kiều Phong. Nhưng cơn ám ảnh mang tên “phục hưng Đại Yên” khiến công tử họ Mộ không từ thủ đoạn nào. Mộ Dung Phục chà đạp lên tình cảm của em họ Vương Ngữ Yên, giết cả gia đình Đoàn Chính Thuần và ra tay kết liễu cuộc đời của hai huynh đệ thân tín Bao Bất Đồng và Phong Ba Ác. Sau cùng, Mộ Dung Phục hóa điên vì tham vọng ngai vàng.

3. Dương Khang (Xạ điêu anh hùng truyện) 

Dương Khang không sở hữu võ nghệ cao cường, nhưng rất thủ đoạn và tàn độc. Vì ham mê giàu sang phú quý, Dương Khang sẵn sàng nhận giặc làm cha, cùng Âu Dương Phong sát hại 5 vị sư phụ của Quách Tĩnh, đẩy chàng vào thế đối đầu với cha vợ Hoàng Dược Sư. Dương Khang nhận quả báo khi ra tay ám hại Hoàng Dung nhưng lại chết thảm bởi độc tố của Âu Dương Phong.

4. Thành Côn (Ỷ Thiên Đồ Long ký) 

Thành Côn là nhân vật đại diện cho tà ác, là con người mưu mô xảo quyệt, đê tiện và độc ác. Thành Côn có tâm nguyện muốn trở thành Võ Lâm Chí Tôn và làm vua. Để gây tiếng xấu cho Minh Giáo, Thành Côn giết hại người nhà của đệ tử Tạ Tốn, vốn là Hộ Pháp của Minh Giáo. Tạ Tốn vì uất hận mà ra tay giết người bừa bãi trở thành kẻ thù của giang hồ, còn bản thân trốn vào đầu quân phái Thiếu Lâm, pháp hiệu Viên Chân.

Ngoài ra Thành Côn còn cham ngòi cho cuộc chiến giữa Minh giáo và võ lâm Trung Nguyên. Trong suốt 30 năm, một tay Thành Côn đã gây ra thảm cảnh máu chảy đầu rơi khắp nơi, xứng đáng được xem là nhân vật gây nhiều tội ác nhất trong giới phản diện của Kim Dung.

5. Đinh Xuân Thu (Thiên long bát bộ) 

Tinh Tú lão quái Đinh Xuân Thu là nghịch đồ của chưởng môn phái Tiêu Dao Vô Nhai Tử. Hắn lập kế giết thầy, phản bội sư môn, bản tính tàn bạo. Đinh Xuân Thu thậm chí còn ép các đệ tử phải đối đầu, ám hại lẫn nhau. Về sau, Đinh Xuân Thu bị Hư Trúc đánh bại và sống phần đời còn lại ở Thiếu Lâm tự.

6. Công Tôn Chỉ (Thần điêu hiệp lữ)

Cốc chủ của Tuyệt Tình Cốc vẻ bề ngoài là người nho nhã, lịch thiệp. Nhưng ẩn sâu bên trong, Công Tôn Chỉ là kẻ nham hiểm và độc ác đến tận cùng. Hắn nhẫn tâm lừa vợ uống thuốc độc, cắt hết tay chân của bà rồi sau đó ném xuống giếng. Vì say đắm Tiểu Long Nữ, ác nhân họ Công tìm mọi cách ám hại Dương Quá, thậm chí giết chết con gái.

7. Khang Mẫn (Thiên long bát bộ) 

Khang Mẫn chỉ là nhân vật phụ trong Thiên Long bát bộ, nhưng được Kim Dung miêu tả rất đặc sắc. Sở hữu nét đẹp trời phú, thu hút mọi ánh nhìn, song cái tâm của Khang Mẫn vô cùng độc ác. Căm thù Tiêu Phong chỉ vì chàng không quan tâm đến ả, Khang Mẫn hiến thân cho Bạch Thế Kính và Toàn Quán Thanh để giết chồng, sau đó vu khống cho Tiêu đại hiệp, khiến chàng thân bại danh liệt.

8. Lý Mạc Sầu (Thần điêu hiệp lữ) 

Xích Luyện Tiên Tử Lý Mạc Sầu có lẽ là một trong những phản diện quen thuộc nhất bởi câu hát “Hỡi thế gian tình ái là chi?”. Tuy tên là Mạc Sầu (hết đau buồn) nhưng cuộc đời của nữ ma đầu xinh đẹp này chịu đau khổ vì vừa thèm khát vừa căm hận tình yêu. Lúc trẻ, vì đem lòng yêu Lục Triển Nguyên say đắm nhưng bị phụ bạc.

Lý Mạc Sầu yêu quá hoá hận, trở thành một đạo cô dung mạo như ngọc mà lòng dạ rắn rết, không vừa ý là ra tay giết người. Có thể nói bản thân Lý Mạc Sầu chính là hình tượng về một thứ tình yêu ích kỷ, chiếm hữu và mù quáng, đối lập với tình yêu cao thượng và thuần khiết của sư muội Tiểu Long Nữ của mình.

9. Đoàn Diên Khánh (Thiên Long Bát Bộ)

Đoàn Diên Khánh  gây ấn tượng từ vẻ bề ngoài tàn tật dị hợm, người không ra người cũng không ra ma của mình. Diên Khánh vốn là Thái Tử của nước Đại Lý, nhưng vì gặp biến cố mà lưu lạc giang hồ. Sự tàn tật khiếm khuyết về ngoại hình đã biến hắn thành một kẻ thâm trầm âm hiểm.  

10. A Tử (Thiên Long Bát Bộ)

Trong Thiên Long Bát Bộ, A Tử là hình ảnh trái ngược với người chị A Châu lương thiện cao thượng. A Tử sống ở Tinh Túc phái từ nhỏ, nhiễm phải thói gian tà giảo hoạt của đám đồng môn. Đặc biệt nàng có sở thích hành hạ, lấy nỗi đau của người khác làm niềm vui. Nàng nghĩ ra trò tra tấn ghê rợn là rạch mặt và cắt gân tay chân của Khang Mẫn rồi đổ mật ong lên vết thương để lũ kiến cắn xé da thịt. Hay với tên Du Thản Chi rất mực si mê nàng, A Tử sai người chụp một cái mặt nạ sắt nung nóng lên mặt hắn, cho vào lồng sư tử cào cấu, rồi đem hắn cho độc vật cắn để giúp nàng luyện công.

Thu Hằng (T/h)

Tin nổi bật