Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Toàn cảnh nỗ lực đi tìm sự thật của Mỹ về vụ rơi tên lửa ở Ba Lan

(DS&PL) -

Khi Ba Lan báo cáo về vụ rơi tên lửa ở ngôi làng nhỏ gần biên giới Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã được các phụ tá đánh thức và nhanh chóng cập nhật thông tin.

Thời điểm xảy ra vụ rơi tên lửa khiến 2 người thiệt mạng ở Ba Lan, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang ở Bali (Indonesia) tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20. Ông đã được các phụ tá đánh thức trong đêm ngay khi có báo cáo về vụ việc.

Theo đó, đến khoảng 5h30 ngày 16/11 (giờ Bali), ông chủ Nhà Trắng, khi ấy vẫn đang mặc áo phông và quần khaki, đã nhanh chóng tiến hành cuộc điện đàm với người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda để xác định nguồn gốc của quả tên lửa.

Ngoại trưởng Antony Blinken, người đi cùng Tổng thống Biden đến Bali, cũng đã được đánh thức vào lúc 4h. Các quan chức Mỹ chia sẻ họ chỉ biết về thông tin này qua các báo cáo công khai và các cuộc trao đổi với quan chức Ba Lan. 

Ông Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng đã có các cuộc trao đổi với những người đồng cấp Ba Lan và tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Duda.

Được biết, các quan chức Ba Lan lần đầu nghe thấy tiếng nổ tại ngôi làng Przewodów, miền Đông đất nước, từ lúc 10h ngày 14/11 (giờ Ba Lan, tức 23h ngày 15/11 giờ Bali). Sau đó, họ bắt đầu cung cấp thêm các thông tin và thông báo cho các nước đồng minh từ 13h ngày 15/11 )giờ Ba Lan, tức 2h ngày 16/11 giờ Bali).

Hiện trường ngổn ngang sau vụ rơi tên lửa ở làng  Przewodów, miền Đông Ba Lan. Ảnh: CNN 

Sau đó, ngày càng có nhiều thông tin tình báo được thu thập xoay quanh vụ rơi tên lửa. Bản thân Mỹ cũng đã kiểm tra các hệ thống tình báo dựa trên vệ tinh và xác nhận với những người đồng cấp Ba Lan rằng tên lửa này nhiều khả năng là một phần của hệ thống phòng không Ukraine.

Sau nhiều giờ căng thẳng, Tổng thống Biden đã đưa ra những nhận định đầu tiên rằng quả tên lửa rơi ở Ba Lan nhiều khả năng không phải do Nga phóng.

Thông tin này đã giúp những quan chức Mỹ phần nào cảm thấy nhẹ nhõm. Dù vậy, với ông chủ Nhà Trắng và những cố vấn của ông, sự kiện này cũng báo động một tình huống mà họ đã lo ngại từ lâu: Một vụ tấn công không chủ đích nhằm vào lãnh thổ của NATO.

"Vết nứt" giữa Ukraine và phương Tây 

Khi tình hình vẫn chưa rõ ràng, các cố vấn của Tổng thống Biden đã kêu gọi tất các các nước phản ứng một cách bình tĩnh và từ tốn, đặc biệt là Ukraine.

Khoảng một giờ sau khi có thông tin về vụ rơi tên lửa Ba Lan, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tuyên bố "Nga tấn công Ba Lan", gọi đây là một sự "leo thang căng thẳng" nghiêm trọng và cần có sự đáp trả.

Ngay sau đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã gọi điện cho các quan chức trong văn phòng ông Zelensky, kêu gọi Ukraine cẩn trọng trong cách nói về sự cố tên lửa. Theo một nguồn tin thân cận, Tổng thống Biden và người đồng cấp Ukraine đã không trao đổi trong đêm 15/11 dù ông Zelensky có đề nghị bố trí một cuộc gọi.

Tổng thống Biden đã nhanh chóng trao đổi với những nhà lãnh đạo thế giới về vụ rơi tên lửa ở Ba Lan. Ảnh: AFP

Mỹ và Ba Lan sau đó nhanh chóng đạt được sự đồng thuận trong việc tổ chức một cuộc điều tra về nguyên nhân vụ rơi tên lửa. Theo đó, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Bill Burn đã tới Warsaw (thủ đô Ba Lan) ngay trong tối 16/11 và gặp gỡ trực tiếp Tổng thống Ba Lan Duda.

Vụ việc đã gây ra một "vết nứt" trong quan hệ giữa Ukraine và các đồng minh phương Tây.

Trong khi cả NATO và Ba Lan đều công khai cho rằng quả tên lửa có thể đến từ hệ thống phòng không của Ukraine, Tổng thống Zelensky lại lên tiếng bác bỏ báo cáo này. Thay vào đó, ông Zelensky vẫn khẳng định "quả tên lửa không phải của Kiev".

Theo các nguồn tin thân cận, sau vụ rơi tên lửa, Tổng thống Biden đã thực hiện nhiều cuộc trao đổi với Tổng thống Duda và các nhà lãnh đạo thế giới khác tại Hội nghị G20 nhưng ông vẫn chưa trao đổi với người đồng cấp Ukraine, tính đến chiều 16/11. Thay vào đó, chỉ có ông Jake Sullivan điện đàm với người đứng đầu văn phòng Tổng thống Zelensky và Ngoại trưởng Mỹ Blinken trao đổi với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba.

Mặt khác, trong bài phát biểu hàng đêm, tổng thống Ukraine đã đề nghị tham gia nhóm điều tra, gồm các quan chức Mỹ và Ba Lan, để làm rõ nguyên nhân vụ rơi tên lửa. Dù vậy, yêu cầu này đến nay vẫn chưa được chấp thuận. 

Sự hỗn loạn ở Lầu Năm Góc

Tại Washington (Mỹ) ngày 15/11, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đang tham gia cuộc họp với cấp phó Kathleen Hicks và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mark Milley. Khi ấy, một cố vấn đã phải cắt ngang để thông báo cho họ tin tức về vụ rơi tên lửa Ba Lan.

Chỉ trong thời gian ngắn, các quan chức Lầu Năm Góc phải cân nhắc xem có nên tổ chức một cuộc họp báo về vấn đề này hay không, khi bản thân họ cũng chưa có thông tin về vụ rơi tên lửa. Cuối cùng, một cuộc họp báo đã được tổ chức vào "phút cuối". Theo tiết lộ của phát ngôn viên Lầu Năm Góc, động thái này để tránh phản ứng "hoảng loạn".

Theo đó, ngay khi phát ngôn viên Lầu Năm Góc Pat Ryder đứng trên bục tổ chức họp báo, ông đã nhận hàng loạt câu hỏi về vụ rơi tên lửa ở Ba Lan.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mark Milley đã thực hiện nhiều cuộc điện đàm sau khi biết về sự cố tên lửa. Ảnh: CNN 

Cùng lúc đó, từ văn phòng của mình, Tướng Mark Milley đã chỉ dẫn nhân viên sắp xếp các cuộc điện đàm với các đối tác Ba Lan và Ukraine để trao đổi về sự kiện. Sau đó, ông Milley tiếp tục các thảo luận với những chỉ huy quân đội khác như Tướng Chris Cavoli, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Châu Âu.

Đồng thời, các nhân viên của ông Milley cũng đã có gắng liên hệ với người đồng cấp Nga, Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, để xác minh vụ việc nhưng không thành công. Lần cuối ông Miller và ông Gerasimov trao đổi trực tiếp vào cuối tháng 10, đây là cuộc trò chuyện hiếm hoi của họ kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine. Tuy nhiên, lần này, 2 vị tướng đã không nói chuyện, không có cuộc điện đàm nào được thực hiện vào ngày 15/11. 

Tối cùng ngày, ông Miller và ông Austin đã báo cáo lại với Tổng thống Biden về những gì họ thu thập được.

Bức tranh rõ ràng hơn

Đến ngày 16/11, nhiều quan chức cấp cao của Mỹ đã công khai thông tin tình báo chỉ ra rằng quả tên lửa xuất phát từ hệ thống phòng không Ukraine. Một quan chức cho biết Mỹ cũng đã chia sẻ thông tin mật này với các đồng minh trước trong cuộc họp tại trụ sở NATO sáng cùng ngày. 

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Adrienne Watson cho biết: "Chúng tôi không thấy điều gì mâu thuẫn với đánh giá sơ bộ của Tổng thống Duda rằng vụ nổ này rất có thể được gây ra bởi một tên lửa phòng không Ukraine".

Trong các cuộc điều tra ban đầu tại địa điểm xảy ra vụ nổ, các mảnh vỡ đã được tìm thấy giống với tên lửa S-300 thời Liên Xô. Đánh giá ban đầu của các nước phương Tây là tên lửa phòng không Ukraine đã cố gắng đánh chặn một tên lửa của Nga nhưng bị trượt và rơi xuống Ba Lan.

Tại một cuộc họp báo hôm 16/11, Tổng thống Duda khẳng định: "Từ thông tin mà chúng tôi và các đồng minh có được, đó là tên lửa S-300 được sản xuất tại Liên Xô, một tên lửa cũ và không có bằng chứng nào cho thấy nó được phóng từ Nga. Khả năng cao đây là tên lửa do lực lượng phòng không Ukraine khai hỏa".

Tuy nhiên, phía NATO nói rằng Nga vẫn chịu "trách nhiệm cuối cùng" trong vụ việc vì đã bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Minh Hạnh (Theo CNN)

Tin nổi bật