Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tòa án Anh chặn Brexit: Lập luận của các luật sư

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Chiều tối qua 3/11, Tòa án Tối cao Anh vừa ra phán quyết, "chính phủ không có quyền kích hoạt điều 50, cho phép Anh rời khỏi Liên minh châu Âu EU".

(ĐSPL) - Chiều tối ngày 3/11, Tòa án Tối cao Anh vừa ra phán quyết, "chính phủ không có quyền kích hoạt điều 50, cho phép Anh rời khỏi Liên minh châu Âu EU".

Liên quan đến vụ kiện vô tiền khoáng hậu, luật sư David Pannick QC, thủ lĩnh nhóm luật sư phía nguyên đơn cho biết mối quan tâm của các nguyên đơn không phải là quyết định rời EU khôn ngoan tới đâu về mặt chính trị. Mục đích của phía nguyên đơn là yêu cầu tòa xem xét và đưa ra quyết định về hệ quả của việc kích hoạt điều 50.

Theo ông Pannick, nếu kích hoạt điều 50, người dân Anh sẽ mất đi các quyền lợi bắt nguồn từ luật pháp EU (luật EU được tích hợp vào luật Anh từ năm 1972). Các nguyên đơn cho rằng quá trình này phải được thông qua Nghị viện Anh, cơ quan quyền lực lập pháp tối cao nhất trong hệ thống dân chủ nước này.

Còn về kết quả trưng cầu dân ý hôm 23/6, ông Pannick nói nó không có giá trị pháp lý bắt buộc và chỉ mang tính tham vấn.

Tiến trình Brexit của Anh lại gặp trắc trở. Ảnh: CNN

Đại diện của nhóm luật sư bên chính phủ Tổng chưởng lý Jeremy Wright QC, luật sư James Eadie QC đưa ra các lập luận như sau:

- Chính phủ Anh trao quyền quyết định có rời EU hay không cho người dân thông qua trưng cầu dân ý và thực hiện ý nguyện của họ.

Bản thân Nghị viện Anh không có "ý chí lập pháp" là phải kiểm soát việc kích hoạt điều 50 nên theo truyền thống, chính phủ Anh có quyền kiểm soát vấn đề này.

- Nói việc kích hoạt điều 50 là "qua mặt" Nghị viện, hủy diệt quyền lợi của người dân Anh là nói quá, tranh luận võ đoán.

- Luật sư Eadie khuyến cáo tòa án không nên đưa ra những quyết định "giả định phi hiện thực" trong các vấn đề luật hiến pháp quan trọng và nhạy cảm như thế này.

Luật sư David Pannick QC. Ảnh: bpp.com

Trước đó, Tòa án tối cao Anh yêu cầu Quốc hội phải bỏ phiếu về việc kích hoạt điều 50 trong hiệp ước Lisbon vì quốc hội Anh "không đủ thẩm quyền chặn tiến trình Brexit". BBC dẫn lại phán quyết của Tòa án Tối cao, "chúng tôi quyết định, chính phủ Anh không có quyền kích hoạt điều 50 cho phép Anh rút khỏi Liên minh châu Âu".Với phán quyết này của Tòa án Tối cao, người dân Anh khó có thể biết được khi nào Brexit mới chính thức bắt đầu. Phán quyết này đưa ra đồng nghĩa với quá trình Brexit sẽ chậm lại. Giờ đấy, các nhà lập pháp đã có thể tác động đến những thỏa thuận giữa chính phủ Anh và EU về vấn đề Brexit.

Theo nhận định của đài CNN, phán quyết này của Tòa được đánh giá là sự thất bại của chính quyền Anh. Thủ tướng Theresa May muốn kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon vào cuối tháng 3/2017, có nghĩa là Anh sẽ rời khỏi EU 2 năm sau đó.Ngay sau khi Tòa án Tối cao đưa ra phán quyết, Chính phủ Anh thể hiện sự thất vọng và nhấn mạnh sẽ kháng cáo. Phiên điều trần dự định sẽ diễn ra vào đầu tháng 12 tới.

Việc chính phủ Anh bày tỏ sự thất vọng về phán quyết này là điều dễ hiểu. Một phát ngôn viên chính phủ Anh nói với đài CNN, "Brexit dựa trên một cuộc trưng cầu do Quốc hội phê chuẩn. Chính phủ sẽ quyết tâm tôn trọng kết quả cuộc trưng cầu đó".

Ông John Kerr, cựu Đại sứ Anh tại EU, đồng thời là một trong những người soạn thảo điều 50 Hiệp ước Lisbon, cho biết, "Anh có thể thay đổi ý định rời khỏi EU kể cả sau khi London kích hoạt điều 50". Ông John Kerr, theo qui định, không có quốc gia nào được yêu cầu quốc gia khác rời khỏi nhóm. Ông Kerr khẳng định "chúng ta có thể thay đổi ý định khi tiến trình đàm phán vẫn đang diễn ra".

Nghiêm Thu

Tin nổi bật