Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tính lương cho người lao động áp dụng công thức nào từ 1/2/2021?

(DS&PL) -

Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2021 đưa ra 6 công thức tính lương.

Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2021 đưa ra 6 công thức tính lương.

Tính lương cho người lao động áp dụng công thức nào từ 1/2/2021? - Ảnh minh họa

Căn cứ Điều 55, 56, 57 Nghị định 145, có 06 công thức tính tiền lương, gồm:

1. Tiền lương làm thêm giờ

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian

Tiền lương làm thêm giờ = (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) x (Số giờ làm thêm)

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm

Tiền lương làm thêm giờ = (Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) x (Số sản phẩm làm thêm)

2. Tiền lương làm việc vào ban đêm

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian

Tiền lương làm việc vào ban đêm = (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường) + (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 30%) x (Số giờ làm việc vào ban đêm)

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm

Tiền lương làm việc vào ban đêm = (Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường) + (Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 30%) x (Số giờ làm việc vào ban đêm)

3. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) + (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 30%) + (20%) x (Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương) x (Số giờ làm thêm vào ban đêm)

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = (Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) + (Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 30%) + (20%) x (Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương) x (Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm)

Lao động nữ làm ngày "đèn đỏ" có thể được nhận thêm lương

Ngoài ra, điểm a khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định, lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào giờ làm việc hưởng đủ lương. Số ngày có thời gian nghỉ này do các bên thỏa thuận nhưng tối thiểu là 03 ngày/tháng.

Tuy nhiên, nếu không có nhu cầu nghỉ, lao động nữ đi làm đầy đủ trong những ngày này có thể được nhận thêm tiền lương theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.

Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

Theo đó, nếu không cần nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để làm việc thì ngoài tiền lương của ngày làm việc đó, người lao động còn được trả thêm tiền lương theo công việc tương ứng với thời gian 30 phút.

Tiền lương trong thời gian này không tính vào thời giờ làm thêm, nên người lao động chỉ được hưởng lương như giờ làm việc bình thường.

Như vậy, từ ngày 1 tháng 2 năm 2021, lao động nữ làm việc trọn ngày đèn đỏ sẽ được nhận thêm tiền lương tương ứng với thời gian được nghỉ mà vẫn làm việc.

Cự Giải (T/h)

Tin nổi bật