Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình Libya: Liên Hợp Quốc tiếp tục sơ tán người tị nạn khỏi thủ đô Tripoli

(DS&PL) -

Đã có 325 người tị nạn được sơ tán khỏi trại tạm giam Qasr Ben Gashir ở miền Nam Tripoli do tình hình an ninh xấu đi và bạo lực leo thang gần thủ đô của Libya.

Đã có 325 người tị nạn được sơ tán khỏi trại tạm giam Qasr Ben Gashir ở miền Nam Tripoli do tình hình an ninh xấu đi và bạo lực leo thang gần thủ đô của Libya.

Người tị nạn tại trại tị nạn Ain Zara ở Tripoli, Libya, ngày 4/4/2019. Ảnh: Getty

Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, 325 người trên được đưa tới một cơ sở tương tự ở khu vực Azzawya, Tây Bắc Libya, nơi họ đối mặt với ít rủi ro hơn. Ít nhất 12 người đã bị thương khi bạo lực nổ ra tại Qasr Ben Gashir ngày 23/4.

Tại thời điểm đó, gần 900 người cũng đang bị giam giữ tại khu này. Qasr Ben Gashir là một trong vài trại giam mà chính quyền Libya giam giữ những người di cư tìm cách vượt Địa Trung Hải để đến châu Âu.

Như vậy, đến nay tổng số người tị nạn được sơ tán tăng lên 825 người kể từ khi các cuộc giao tranh nổ ra ở thủ đô Tripoli cách đây 2 tuần. Liên hợp quốc bắt đầu tiến hành chiến dịch sơ tán từ ngày 19/4 vừa qua khi bùng phát các cuộc giao tranh ác liệt giữa lực lượng của Chính phủ Libya được quốc tế công nhận và phe đối địch đặt căn cứ ở miền Đông nước này.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, đã có 272 người thiệt mạng và 1.282 người bị thương trong các cuộc giao tranh trong và gần Tripoli. Trong khi đó, hơn 30.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Cũng trong ngày 24/4,  ông Khairi Tamimi, người đứng đầu Văn phòng Tổng chỉ huy LNA tuyên bố: “Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar lãnh đạo đang lên kế hoạch chiếm Tripoli trong hai hoặc ba tuần tới, tự tin rằng chiến dịch sẽ không mất nhiều thời gian".

Ôtô bị phá hủy sau một vụ tấn công ở Tripoli, Libya. Ảnh: Getty

Bên cạnh đó, người đứng đầu Văn phòng Tổng chỉ huy LNA cũng cho biết, Chính phủ ở miền Đông Libya đang mong muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với Nga một khi lệnh cấm vận quốc tế được dỡ bỏ.

"Điều đó sẽ trở nên thực tế khi chúng tôi hoàn thành công việc này (giải phóng Tripoli). Tôi hy vọng chúng ta sẽ có sự hợp tác quân sự lớn. Bây giờ Nga không thể cung cấp cho chúng tôi bất cứ điều gì vì lệnh cấm vận vũ khí. Sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ, chúng tôi đang nhắm đến việc mở rộng lĩnh vực hợp tác. Hiện tại, hai nước đang bắt tay nhau trong lĩnh vực tình báo và trong cuộc chiến chống khủng bố", ông Tamimi nhấn mạnh.

Kể từ sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, Libya vẫn đang trong tình trạng chia rẽ chính trị và bạo lực leo thang.

Ở quốc gia Bắc Phi này hiện tồn tại hai chính quyền, với các lực lượng vũ trang riêng. Lực lượng LNA của Tướng Khalifa Hafta ủng hộ chính quyền ở miền Đông, trong khi Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) được quốc tế công nhận hoạt động ở thủ đô Tripoli và được các nhóm dân quân hậu thuẫn.

Xung đột giữa hai bên leo thang sau khi Tướng Haftar ngày 4/4 vừa qua phát động chiến dịch quân sự nhằm giành quyền kiểm soát thủ đô Tripoli.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật