Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình dịch virus corona ngày 26/5: Bác sĩ Tây Ban Nha đồng loạt biểu tình vì thiếu thiết bị bảo hộ

(DS&PL) -

Tình hình dịch virus corona ngày 26/5: Bác sĩ Tây Ban Nha đồng loạt biểu tình vì thiếu thiệt bị bảo hộ; Brazil đối diện tuần đen tối vì Covid-19;...

Tình hình dịch virus corona ngày 26/5: Bác sĩ Tây Ban Nha đồng loạt biểu tình vì thiếu thiệt bị bảo hộ; Brazil đối diện tuần đen tối vì Covid-19; Thủ tướng Anh bị suy giảm thị lực sau khi mắc Covid-19;...

Theo số liệu cấp nhất trên trang worldometers, tính đến 14h ngày 26/5 (giờ Hà Nội), tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã tăng lên 5.601.521, trong đó có 348.132 trường hợp tử vong. Bên cạnh đó, 2.381,280 bệnh nhân đã được chữa khỏi và hồi phục.

Bác sĩ Tây Ban Nha đồng loạt biểu tình vì thiếu thiệt bị bảo hộ

Bác sĩ chống dịch ở Tây Ban Nha biểu tình vì thiếu thiết bị bảo hộ y tế. Ảnh: AFP

Các y tá, bác sĩ và nhân viên y tế ngày 25/5 đã mặc đồng phục, tập trung bên ngoài các bệnh viện ở khu vực thủ đô Madrid để biểu tình với khẩu hiệu nhấn mạnh “sự cần thiết của đội ngũ y tế”. Họ là những người đang làm việc tại tuyến đầu chống dịch Covid-19 tại Tây Ban Nha.

Theo AFP, các y bác sĩ đã đứng im lặng trong 2 phút tại cổng của một số bệnh viện ở trong và xung quanh Madrid. Họ cầm những tấm bảng với khẩu hiệu: “Chúng tôi đang chiến đấu nhưng không có vũ khí”, “Ai chăm sóc cho những người chăm sóc người khác”…

Silvia Garcia, một y tá làm việc tại phòng chăm sóc tích cực, cùng hàng trăm người khác đã tập trung bên ngoài bệnh viện Gregorio Maranon. Silvia cho biết mục tiêu của các cuộc biểu tình là để mọi người biết được “sự bấp bênh” trong công việc của cô và các đồng nghiệp.

“Covid-19 chỉ càng làm trầm trọng thêm tình hình mà chúng tôi đã trải qua trước đây”, Silvia nói.

Các nhân viên y tế nói rằng họ cảm thấy kiệt sức. Họ cũng phàn nàn về việc thiếu nhân sự cũng như thiết bị bảo hộ để ứng phó với đại dịch.

Tây Ban Nha là nước có số ca mắc Covid-19 cao thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Brazil, Nga. Nước này cho đến nay ghi nhận 26.837 ca tử vong và 282.480 ca mắc Covid-19.

Brazil đối diện tuần đen tối vì Covid-19

Người dân Brazil biểu tình phản đối biện pháp giãn cách xã hội. Ảnh: Reuters

Bộ Y tế Brazil hôm 25/5 công bố thêm hơn 11.600 ca nhiễm mới Covid-19, nâng tổng ca nhiễm toàn quốc lên hơn 370.000 người, trong đó hơn 23.000 người đã chết. Số ca nhiễm tiếp tục tăng mạnh sau khi Brazil hôm 23/5 vượt Nga, trở thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.

Brazil ghi nhận thêm 807 trường hợp tử vong vì Covid-19 trong khi số liệu này ở Mỹ là 620 trường hợp. Đây là lần đầu tiên Brazil ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 trong ngày cao hơn Mỹ - vùng dịch đứng đầu thế giới về số ca tử vong và ca nhiễm.

Covid-19 bùng phát ở Brazil là một phần của sự gia tăng mạnh các ca nhiễm mới trên khắp Mỹ Latinh, khiến các chuyên gia y tế lo ngại. Peru, Chile và Mexico tuần qua cũng chứng kiến các ca nhiễm mới nCoV tăng đột biến.

Trong khi Bolsonaro, người được gọi là "Trump của vùng nhiệt đới", bị cáo buộc coi nhẹ đại dịch, Mỹ đã bắt đầu có biểu hiện lo ngại. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thông báo cấm nhập cảnh từ Brazil sau khi nước này trở thành điểm nóng về Covid-19.

Thủ tướng Anh bị suy giảm thị lực sau khi mắc Covid-19

Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: Reuters

Trong buổi họp báo ngày 25/5 tại phố Downing, London, Thủ tướng Johnson cho biết thị lực của ông đã bị ảnh hưởng sau khi mắc Covid-19.

Ông Johnson tiết lộ rằng ông “đã phải mang kính lần đầu tiên sau nhiều năm” sau khi nhiễm virus corona mới (SARS-CoV-2).

“Tôi phải đeo kính lần đầu tiên sau nhiều năm. Tôi nghĩ đây có thể là tác động của Covid-19 và rất có khả năng thị lực (suy giảm) là một vấn đề liên quan tới virus”, ông Johnson cho hay.

Bình luận của ông Johnson được đưa ra sau khi cố vấn cấp cao của ông, Dominic Cummings cho biết ông cũng bị giảm thị lực sau khi mắc triệu chứng giống Covid-19.

Ông Cummings đã bị dư luận Anh chỉ trích sau khi ông bị phát hiện vi phạm lệnh phong tỏa giữa dịch Covid-19. Ngày 31/3, ông Cummings đã lái xe hàng trăm km đưa vợ và con trai từ London tới nhà bố mẹ đã ngoài 70 tuổi ở Durham khi cả 2 vợ chồng ông có triệu chứng giống như mắc Covid-19.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật