Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ máy của Chính phủ trải qua bao nhiêu lần sắp xếp, sáp nhập?

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Kể từ năm 2007, tổ chức của bộ máy chính phủ giữ ổn định với 30 đầu mối gồm: 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ.

Bộ máy Chính phủ theo mỗi giai đoạn lịch sử

Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn lịch sử, Bộ máy Chính phủ được sắp xếp cho phù hợp.

Đã có thời kỳ, Chính phủ có 36 Bộ, ngành (khóa 9, giai đoạn 1992 - 1997).

Đến khóa 10, nhiệm kỳ 1997 - 2002, Chính phủ có 48 đầu mối.

Đến khóa 11, nhiệm kỳ 2002 - 2007, Chính phủ có 38 đầu mối gồm: 26 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 12 cơ quan thuộc Chính phủ.

Đến khóa 12, nhiệm kỳ 2007 - 2011, Bộ máy Chính phủ được sắp xếp còn 30 đầu mối gồm: 22 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ.

Bộ máy Chính phủ theo hướng Bộ đa ngành, đa lĩnh vực

Cuộc sắp xếp, sáp nhập Bộ, ngành vào giữa năm 2007 đã hình thành Bộ máy Chính phủ theo hướng Bộ đa ngành, đa lĩnh vực.

Việc tổ chức Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực gắn với thực hiện nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện, chịu trách nhiệm chính, các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện đã khắc phục cơ bản sự chồng chéo, giao thoa về chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Đây chính là cơ sở khoa học và thực tiễn quan trọng nhất để tiếp tục duy trì và kiện toàn mô hình Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các Bộ, cơ quan ngang Bộ tiếp tục được hoàn thiện theo quy định của pháp luật; đối với các lĩnh vực có sự tham gia quản lý của nhiều cơ quan, Chính phủ đã phân công rõ cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, góp phần giải quyết hiệu quả các vấn đề giao thoa và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Bộ máy Chính phủ hiện có 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ.. (Ảnh: Báo Chính phủ)

Cơ cấu tổ chức bên trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã từng bước được sắp xếp, kiện toàn bước đầu tinh gọn; các tổ chức ngành dọc như thuế, hải quan, kho bạc, bảo hiểm xã hội, quản lý thị trường, thống kê, thi hành án dân sự,... được tổ chức quản lý theo khu vực liên tỉnh, liên huyện, cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.

Cụ thể:

Bộ Công nghiệp sáp nhập với Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương.

Bộ Thủy sản nhập vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Văn hóa – Thông tin tách ra thành 2 ngành, trong đó ngành văn hóa sáp nhập với Ủy ban Thể dục thể thao và Tổng cục Du lịch hình thành nên Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Cục Báo chí, Cục Xuất bản được sáp nhập vào Bộ Bưu chính Viễn thông thành Bộ Thông tin và Truyền thông.

Chính phủ cũng giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và chuyển các chức năng của Ủy ban này sang các Bộ có liên quan.

Cụ thể:

Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân số được chuyển sang Bộ Y tế.

Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về gia đình chuyển sang Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về trẻ em chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Qua nhiều cuộc sắp xếp, sáp nhập, Bộ máy Chính phủ giữ ổn định từ khóa 12 (nhiệm kỳ 2007 - 2011) đến nay nhiệm kỳ 2021-2026 với 30 đầu mối gồm: 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ.

Cụ thể:

18 Bộ gồm: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính, Công Thương, Lao động – Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường.

4 cơ quan ngang Bộ gồm: Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Dân tộc.

8 cơ quan thuộc Chính phủ bao gồm: Đài Tiếng nói Việt Nam; Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tin nổi bật