Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức Ukraine mới nhất ngày 22/12: Ukraine "lên dây cót" giành lại bán đảo Crimea

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Tin tức về tình hình Ukraine mới nhất ngày 22/12/2023. Cập nhật tin tức tình hình Ukraine mới nhất ngày 22/12/2023 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Ukraine "lên dây cót" giành lại Crimea

Theo Dân trí, trong cuộc phỏng vấn mới nhất với ấn phẩm Bild của Đức, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov đã tuyên bố kế hoạch của Kiev về việc giành lại quyền kiểm soát bán đảo Crimea vào năm 2024. Ông lưu ý rằng đây là mục tiêu chiến lược của Ukraine và Kiev cũng đang phát triển các chiến lược quân sự có thể dẫn tới việc Nga phải rút khỏi Crimea.

Tuyên bố của Bộ trưởng Umerov đã dẫn đến phản ứng gay gắt từ các quan chức Nga. Người đứng đầu ủy ban cơ quan lập pháp Crimea Yury Gempel gọi những phát biểu của ông Umerov là nỗ lực nhằm đánh lạc hướng các nhà tài trợ phương Tây. Quan chức Crimea tin rằng Ukraine sẽ không thể đánh lạc hướng phương Tây lâu dài.

Ukraine quyết giành lại bán đảo Crimea từ phía Nga. Ảnh: Getty Images

Ông Leonid Babashov - một quan chức khác của Nga cũng chỉ trích tuyên bố của ông Umerov, đồng thời cho rằng quân đội Ukraine đang chịu tổn thất nặng nề và hệ thống phòng thủ của Kiev đã bị chọc thủng ở nhiều nơi. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, nếu Ukraine tấn công các cơ sở của Nga ở bán đảo Crimea, Nga sẽ chỉ có cách "đáp trả", kể cả bằng vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn Politico, ông Vasyl Maliuk - Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine (SSU), cho hay SSU đang tăng cường hoạt động đằng sau phòng tuyến của Nga để đưa cuộc chiến đến gần Điện Kremlin nhất có thể. Ông tuyên bố Ukraine sẽ tấn công vào các mục tiêu ưu tiên của Nga như tàu chiến, các căn cứ quân sự, hành lang hậu cần để cung cấp vũ khí ra tiền tuyến.

Ông Maliuk cho biết Ukraine đang nỗ lực đẩy Hạm đội Biển Đen của Nga ra khỏi Crimea. SSU đã và sẽ thực hiện điều này với sự trợ giúp của xuồng không người lái tự sát Sea Baby, vũ khí trước đây từng tấn công cầu Crimea, cũng như một số tàu chiến của Nga.

Xung đột Ukraine có thể 'phá hủy' Liên minh châu Âu

Ông Josep Borrell - nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) thừa nhận, không phải tất cả các nước thành viên của khối này đều coi Nga là “mối đe dọa chiến lược”. Tuyên bố này được ông Borrell đưa ra khi đề cập đến những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra đối với EU nếu khối này không giải quyết được xung đột Nga-Ukraine và giải quyết cuộc khủng hoảng Trung Đông đang diễn ra.

Ông Borrell cũng nhấn mạnh tính cấp bách của cuộc xung đột Israel-Hamas nhưng coi đối đầu quân sự giữa Moscow và Kiev là “mối đe dọa hiện hữu lớn nhất mà khối này đang phải đối mặt”. Nhà ngoại giao EU cho rằng, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine gây ra mối đe dọa đáng kể không chỉ đối với Kiev mà còn đối với toàn bộ châu Âu.

Quan chức ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu Josep Borrell. Ảnh: Reuters

Ỗng Borrell nhấn mạnh rằng các nhà hoạch định chính sách châu Âu không nên tập trung vào việc liệu Nga có giành chiến thắng trong cuộc xung đột ở Ukraine hay không mà nên tập trung vào việc hành động để ngăn chặn nguy cơ này.

Nhà ngoại giao này thừa nhận một số thành viên EU không coi Nga là “mối đe dọa chiến lược". Tuy nhiên, ông phủ nhận suy đoán về khả năng chia rẽ trong khối về cuộc xung đột Ukraine. Nhấn mạnh sự khác biệt về quan điểm giữa các quốc gia trên thế giới về xung đột Ukraine, Borrell nói một số nước chỉ lên án cuộc chiến và mối quan tâm hàng đầu của họ là xung đột phải kết thúc càng sớm, càng tốt.

Nga luôn tuyên bố nước này không có ý định tiến hành một cuộc tấn công vào NATO, liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu bao gồm nhiều quốc gia EU. Moscow khẳng định không có bất kỳ tranh chấp cơ bản nào với EU. Mặc dù vậy, các quan chức Nga vẫn chỉ trích hỗ trợ quân sự của phương Tây cho Kiev và cảnh báo rằng sự hỗ trợ đó sẽ kéo dài cuộc xung đột và lôi kéo phương Tây trực tiếp vào cuộc xung đột.

Trong khi nhiều nước EU bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine, vẫn tồn tại một số trường hợp ngoại lệ. Hungary đã từ chối cung cấp vũ khí cho Kiev và gần đây đã chặn gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ euro (54 tỷ USD) của EU dành cho Ukraine. Tương tự, tân Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã tạm dừng vận chuyển vũ khí tới Ukraine, và ông chủ trương rằng “EU nên thay đổi từ một nhà cung cấp vũ khí thành một nhà kiến ​​tạo hòa bình”.

Phương Uyên (T/h)

Tin nổi bật