Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức quân sự mới nóng nhất ngày 12/9: Anh tố Nga tấn công tàu dân sự ở biển Đen

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Tin tức quân sự mới nóng nhất 24h qua. Cập nhật tin tức quân sự mới nhất ngày 12/9/2023 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Anh tố Nga tấn công tàu chở hàng dân sự ở biển Đen

Ngày 11/9, phát biểu trước Quốc hội Anh, Thủ tướng Rishi Sunak nói: “Theo thông tin tình báo được giải mật, chúng tôi biết quân đội Nga đã nhắm vào một tàu chở hàng dân sự ở biển Đen bằng nhiều tên lửa vào ngày 24/8”.

Văn phòng đối ngoại Anh cũng cho biết các tên lửa đã tấn công tàu chở hàng treo cờ Liberia đang neo đậu tại cảng. Các tên lửa này bao gồm hai tên lửa "Kalibr" được bắn từ một tàu sân bay mang tên lửa của Hạm đội biển Đen.

Anh tố Nga tấn công tàu chở hàng dân sự ở biển Đen. Ảnh: Reuters

Kể từ khi rút khỏi thỏa thuận do Liên hợp quốc làm trung gian cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc một cách an toàn qua biển Đen vào tháng 7, Nga đã nhiều lần bị cáo buộc đe dọa các tàu dân sự ở biển Đen. Hồi tháng 7, cả Mỹ và Anh đều đã cảnh báo Nga có thể mở rộng mục tiêu nhắm vào các cơ sở ngũ cốc của Ukraine, bao gồm cả các cuộc tấn công vào tàu vận tải dân sự.

“Khi nhắm mục tiêu vào các tàu chở hàng và cơ sở hạ tầng của Ukraine, Nga đang làm tổn thương phần còn lại của thế giới", Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho hay.

Ngày 17/7, Nga từ chối tiếp tục tham gia vào thỏa thuận ngũ cốc được các bên ký kết vào năm 2022 để đảm bảo xuất khẩu an toàn ngũ cốc của Ukraine qua biển Đen. Thỏa thuận cũng quy định việc tạo điều kiện xuất khẩu nông sản và phân bón từ Nga. Moscow giải thích việc rút khỏi thỏa thuận là do không thực hiện một phần thỏa thuận liên quan đến xuất khẩu của Nga ra thị trường toàn cầu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần chỉ ra thực tế là phần lớn ngũ cốc từ Ukraine đã được chuyển đến các nước châu Âu trong khi theo thỏa thuận, số ngũ cốc đó sẽ được chuyển đến các nước nghèo nhất. Tuy nhiên, Moscow cho biết họ sẵn sàng tiếp tục tham gia thỏa thuận chỉ khi tất cả các nghĩa vụ liên quan đến Nga được thực hiện.

New Zealand sẽ thay thế hàng loạt chiến hạm

Theo thông tin quân sự mới nhất từ Defense News, Bộ Quốc phòng New Zealand vừa đưa ra đề nghị cung cấp thông tin tham khảo, nhằm cân nhắc các nguồn cung để thay thế hầu như toàn bộ đội tàu chiến thuộc 6 lớp khác nhau của nước này.

Soái hạm của Hải quân Hoàng gia New Zealand là tàu tiếp tế HMNZS Aotearoa dài 173 m chỉ mới được đưa vào biên chế 3 năm, nhưng 8 chiếc còn lại sẽ hết thời hạn phục vụ vào giữa thập niên 2030. Trong số 8 tàu trên có 2 tàu hộ tống, 2 tàu tuần tra gần bờ, 2 tàu tuần tra xa bờ, một tàu hải vận, một tàu lặn thủy văn.

Soái hạm HMNZS Aotearoa của Hải quân Hoàng gia New Zealand. Ảnh: 

Lực lượng vũ trang New Zealand

Hai tàu hộ tống lớp Anzac của Hải quân Hoàng gia New Zealand được đưa vào biên chế năm 1997 và 1999, và đều từng được nâng cấp giữa vòng đời. Hai chiếc tàu tuần tra gần bờ được đưa vào biên chế năm 2009, còn 2 tàu tuần tra xa bờ bắt đầu phục vụ từ năm 2010.

Tàu hải vận HMNZS Canterbury được đưa vào biên chế năm 2007. Tàu lặn thủy văn HMNZS Manawanui được đưa vào biên chế năm 2019, nhưng trước đó bắt đầu hỗ trợ các giàn khoan ở vùng biển phía bắc nước này từ năm 2003

"Phần lớn hạm đội của Hải quân Hoàng gia New Zealand sẽ hết thời gian phục vụ vào giữa thập niên 2030. Nhu cầu đầu tư vào năng lực thay thế đã được báo trước trong Kế hoạch Năng lực Phòng thủ (năm 2019)", bản đề nghị cung cấp thông tin (RFI) nêu rõ.

Bộ Quốc phòng New Zealand cho biết đây là dịp để xem xét cấu hình hạm đội, cách vận hành và cách tiếp cận mới trong Kế hoạch Năng lực Phòng thủ. Thời hạn cho các bên chào hàng sẽ hết hạn vào ngày 15/11. Kế hoạch Năng lực Phòng thủ nêu chi tiết các khoản đầu tư quân sự tại New Zealand đến năm 2024. Tuy nhiên, New Zealand sẽ tổ chức bầu cử liên bang vào tháng tới nên thời hạn trên có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Phương Uyên (T/h)

Tin nổi bật