Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 6/7: Cứu sống người đàn ông bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim cùng lúc

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 6/7/2023. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 6/7/2023 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Cứu sống người đàn ông bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim cùng lúc

Theo báo Người Lao Động, Bệnh viện Gia An 115 cho hay vừa cứu sống một trường hợp trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" với biến cố hiếm gặp là cùng lúc bị đột quỵ não và nhồi máu cơ tim cấp.

Cụ thể, bệnh nhân là ông T.V.C (75 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM), nhập viện cấp cứu trong tình trạng liệt dây thần kinh số 7, yếu nửa người bên trái, nói đớ...

Người nhà cho biết, ông C. có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường type 2. Trước nhập viện khoảng 2 giờ, khi đang nằm võng, ông đột ngột chóng mặt, bị ngã khỏi võng, đập đầu xuống đất.

Người đàn ông ở trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" với biến cố hiếm gặp là cùng lúc bị đột quỵ não và nhồi máu cơ tim cấp. Ảnh: Người Lao Động

Tại Bệnh viện Gia An 115, quy trình báo động đỏ được kích hoạt. Kết quả cho thấy bệnh nhân không chỉ bị đột quỵ do tai biến mạch máu não mà còn đang trong cơn nhồi máu cơ tim cấp với chỉ số Troponin I hs (TnI-hs) tăng rất cao, lên đến 1.184,40 pg/mL (ở người bình thường là dưới 34 pg/mL).

Sau hội chẩn kỹ, dựa trên tình trạng của người bệnh, các bác sĩ quyết định tận dụng "thời gian vàng" để tiêm thuốc tiêu sợi huyết, xử trí đột quỵ não trước; 9 giờ sau đó mới tiến hành can thiệp tim mạch, cứu cụ ông qua nguy cấp. Thường thì sau 24 giờ mới can thiệp biến cố thứ 2 nhưng do tình trạng khẩn cấp, các bác sĩ đã bỏ qua quy trình, rút ngắn thời gian can thiệp nói trên.

Bác sĩ CKII Dương Duy Trang - Phó Giám đốc, Trưởng khoa Nội tim mạch - Tim mạch can thiệp Bệnh viện Gia An 115, chia sẻ đột quỵ hay tai biến mạch máu não (nhồi máu não) và nhồi máu cơ tim đều là cấp cứu khẩn nhưng không thể can thiệp đồng thời.

Điều trị tình trạng nào trước cũng sẽ làm trì hoãn việc điều trị tình trạng còn lại. Do đó, can thiệp nhồi máu não hay nhồi máu cơ tim trước là việc phải được cân nhắc, tính toán kỹ để bảo vệ tính mạng người bệnh.

Bất đồng nhóm máu với mẹ, bé sơ sinh mắc bệnh não cấp phải thay máu

Theo VTV News, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận bé trai sơ sinh 7 ngày tuổi vào viện trong tình trạng da vàng đậm toàn thân, li bì, bú kém, ngủ nhiều. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng vàng da mức tăng Bilirubin: 555,8 mmol/L ( gấp 23 lần mức bình thường) có thể gây tổn thương não.

Nhận thấy đây là một trường hợp nặng, có thể biến chứng thần kinh, do bất đồng nhóm máu ABO mẹ con, các bác sĩ tại đơn nguyên nhanh chóng báo cáo lãnh đạo bệnh viện và hội chẩn trực tuyến cùng chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương thống nhất chẩn đoán: Bệnh não cấp do tăng bilirubin máu/bất đồng nhóm máu mẹ con.

Trẻ được chuyển Bệnh viện Nhi Trung ương khẩn cấp. Trong quá trình di chuyển, bé được chiếu đèn 2 mặt tích cực, duy trì truyền Glucose 10%, Albumin, ăn sữa qua sonde.

XEM THÊM: Ghép thận tự thân cứu sống bé trai 12 tháng tuổi bị suy tim, cao huyết áp

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, xác định đây là một ca bệnh nặng, các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh đã khẩn trương đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp với quyết tâm cao giành lại sự sống cho bé.

Em bé sơ sinh được thay máu kết hợp chiếu đèn vàng da tích cực. Sau điều trị tích cực với sự nỗ lực của các bác sĩ và quyết tâm của gia đình, bé đã ổn định và được ra viện về nhà theo dõi tiếp.

Người đàn ông 44 tuổi tử vong do ngộ độc methanol

Báo Công An Nhân Dân thông tin, ngày 5/7,  anh N.Đ.T (SN 1979, ngụ thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.

Thi thể nạn nhân được bệnh viện bàn giao cho gia đình lo hậu sự. Theo thông tin từ bệnh viện, nguyên nhân anh T. tử vong là do ngộ độc methanol.

Người ngộ độc methanol nhập viện trễ có thể bị toan chuyển hóa, tổn thương đa cơ quan dẫn đến tử vong. Ảnh minh họa: Công An Nhân Dân

Người nhà chia sẻ, 2 ngày trước, anh T. buồn chuyện gia đình nên đã pha 0,5 lít cồn công nghiệp với nước rồi uống. Mặc dù được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng anh T. không qua khỏi.

Được biết, methanol (còn gọi là cồn công nghiệp) có nhiều công dụng như làm sơn, dung môi... Chất này rất độc với cơ thể, hoàn toàn không được dùng làm rượu thực phẩm như ethanol.

Ngộ độc rượu từ ethanol thường nhẹ hơn, triệu chứng giống như say rượu. Người ngộ độc methanol nhập viện trễ có thể bị toan chuyển hóa, tổn thương đa cơ quan dẫn đến tử vong.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật